Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh trĩ 2013. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh trĩ 2013. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Có một câu nói dành cho bệnh trĩ là “thập nhân cửu trĩ” bao hàm ý cứ mười người thì chín người bệnh trĩ. Bệnh trĩ khá phổ biến , thường gặp dưới 2 dạng là trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh trĩ thường biểu hiện ra ngoài thông qua 2 dấu hiệu cơ bản là chảy máu và sa búi trĩ

Chảy máu:

Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mổi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.


Sa búi trĩ:

Thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.




Triệu chứng khác:

Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các biểu hiện khác như đau khi đi cầu, ngứa hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.


Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ

Người bệnh mắc trĩ thường chủ quan, cho rằng bệnh chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà không lường được những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.


Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh trĩ để lại những biến chứng hết sức nguy hiểm như là:


Đau đớn và chảy máu: Mắc trĩ ở cấp độ nặng nhất, búi trĩ sẽ thòi ra ngoài, gây đau đớn cho người bệnh do bị cọ sát trong khi vận động.


Trĩ quá nặng sẽ khiến thành mạch máu giãn mỏng nên rất dễ thủng, dễ rách và chảy máu gây mất máu. Nếu chảy máu nhiều và tình trạng này kéo dài sẽ làm người bệnh bị thiếu máu. Khi đó, biến chứng này của bệnh trĩ sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.


Tắc nghẽn: Búi trĩ to, máu dễ đông lại thành cục, gây tắc nghẽn và đau dữ dội cho người bệnh.


Bội nhiễm: Đây là biến chứng rất nguy hiểm có thể dẫn tới mắc các bệnh tật khác do bội nhiễm.


Khi trĩ thòi ra ngoài lâu gây chảy máu, nứt kẽ hậu môn, thậm chí rặn quá nhiều còn ảnh hưởng tới tầng sinh môn. Nứt, rách hậu môn và tầng sinh môn rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn từ phân và nước tiểu.

Người bị bệnh trĩ có thể tự điều trị bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Chế độ ăn của người bị bệnh trĩ cần bổ sung nhiều nước và chất xơ. Dưới đây là một số món ăn bổ dưỡng dành cho người bệnh trĩ.


Canh rau, đậu hũ sống

- Nguyên liệu: Rau (dùng một trong các loại rau quả sau đây: rau lang, rau dền, cải soong, cải bẹ trắng, cải bó xôi, bí đao, mướp đắng, rau má, cà chua, cà rốt) 300 – 500g, đậu hũ sống 200g, thịt lợn nạc (hoặc tôm đất) 50 -100g. Gia vị gồm: nước mắm, muối, tiêu, hành là, rau ngò.

- Cách làm: Rau rửa sạch cắt khúc ngắn, để ráo. Đậu hũ sống cắt miếng 2 x 2cm, dày khoảng 1,5cm. Thịt lợn nạc rửa sạch, xắt miếng mỏng, ướp với chút muối, tiêu, nước mắm. Cọng hành trắng xắt nhỏ, hành lá , rau ngò xắt nhỏ.

Cho vào nồi khoảng 3/4 lít nước, nấu sôi rồi cho thịt vào, hớt bỏ bọt, tiếp theo cho đậu hũ và cọng hành trắng vào, đảo nhẹ đều. Rau chín thì nêm gia vị cho vừa ăn. Cho hành lá, bắc nồi canh xuống, múc ra tô, rắc thêm ít tiêu và vài cọng ngò.



Dùng ăn nóng trong bữa ăn hoặc ăn không. Món canh rau, đậu hũ sống này còn có ích cho người bị tiểu đường, cao huyết áp, mỡ trong máu cao, người cao tuổi bị suy nhược cơ thể.

Canh hoa hòe, thịt lợn

- Nguyên liệu: Hoa hòe tươi 50g, thịt lợn nạc 100g, gia vị các loại.

- Cách làm: Hoa hòe rửa sạch, để ráo. Thịt rửa sạch, xắt miếng mỏng, ướp gia vị rồi đem nấu canh với hoa hòe đến khi chín là được. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn trong bữa cơm.

Cháo a giao, củ sen

- Nguyên liệu: A giao 20g, củ sen 80g, ý dĩ 60g, táo đỏ 4 trái, gạo tẻ 60g.

- Cách làm: Gạo vo sạch, thêm lượng nước vừa đủ, cùng các vị thuốc trên đã rửa sạch, nấu cháo nhừ. Dùng ăn vào lúc đói bụng.

Canh mồng tơi, cá diếc

- Nguyên liệu: Cá diếc 1 con, mồng tơi 300g.

- Cách làm: Cá bỏ ruột, làm sạch; mồng tơi rửa sạch, cắt nhỏ. Cho cá và nước lượng vừa đủ vào nồi, đun lửa lớn cho thật sôi, rồi hạ nhỏ lửa, khi cá chín thì cho rau mồng tơi vào, nấu sôi lại. Mồng tơi chín mềm thì nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn nóng trong bữa cơm.

Canh rau mồng tơi, mướp hương, cua đồng

- Nguyên liệu: Cua đồng 500g, mồng tơi 200g, mướp hương 500g, gia vị các loại.

- Cách làm: Cua đồng rửa sạch, để ráo, giã nhỏ, cho một chút muối vào cua, thêm nước lã rồi dùng tấm vải lược vắt lấy nước, bỏ bã để làm rêu cua. Mồng tơi rửa sạch, cắt nhỏ, mướp hương gọt vỏ, rửa sạch, xắt miếng xéo. Nấu sôi nước cua, nêm gia vị (nước mắm, muối, mắm tôm hoặc mắm ruốc) rồi cho mồng tơi và rau đay vào, nấu rau chín thì nêm bột ngọt. Dùng ăn nóng trong bữa cơm.

Bệnh trĩ là bệnh phổ biến, ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, dân văn phòng với đặc thù công việc chính là nhóm đối tượng thường bị bệnh trĩ tấn công nhất. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh trĩ như táo bón kinh niên, béo phì…


Trong đó, thói quen ngồi nhiều, ít vận động của dân văn phòng làm tăng áp lực tĩnh mạch phần dưới trực tràng chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Trĩ là bệnh ở chỗ kín, vì vậy dân văn phòng bị trĩ thường có cảm giác ngại ngùng giấu bệnh nên không đi khám, chữa sớm. Chỉ đến khi bệnh đã quá nặng mới tìm đến các bác sỹ để chữa trị. Khi đó búi trĩ quá to hoặc để đến lúc quá đau đớn, gây ra những biến chứng rất nguy hiểm: tắc mạch, nứt kẽ hậu môn, sa búi trĩ, chảy máu ồ ạt cấp tính…

Bệnh trĩ nếu không chữa trị kịp thời sẽ có thể gây hậu quả nghiệm trọng như ung thư và nặng hơn sẽ là tử vong, vì vậy, ngay khi phát hiện những triệu chứng như trên thì bạn phải đi khám để được điều trị bệnh trĩ kịp thời. Tốt hơn hết, mỗi người nên học cách để phòng tránh căn bệnh này. Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh trĩ đơn giản mà rất hiệu quả dành cho những người làm công việc văn phòng.



- Tạo thói quen tốt cho sức khoẻ khi làm việc: Nên tránh đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài vì như thế sẽ làm tăng áp lực tĩnh mạch chủ, do vậy sẽ dễ gây mắc bệnh trĩ. Vì thế khi đi làm, bạn nên tránh ngồi lâu hay đứng lâu một chỗ, năng hoạt động đi lại, nếu công việc đòi hỏi phải ngồi trong thời gian dài thì bạn nên đứng lên 5 đến 10 phút sau khoảng một tiếng ngồi làm việc. Điều đáng lưu ý là không nên lót gối mềm dưới mông, nó sẽ làm tăng hiện tượng chèn ép các tĩnh mạch.

- Thói quen ăn uống: Bạn nên tập thói quen uống nước nhiều, một ngày nên uống ít nhất là 1,5 lít nước, sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn và cũng là một cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Nó sẽ giúp cho việc tiêu hóa của bạn tốt hơn. Ăn nhiều rau xanh, trái cây cũng giúp cho phân mềm, khối phân tăng thêm nhờ đó mà chúng ta sẽ gián tiếp tránh được bệnh trĩ. Nên tránh dùng các thức ăn nóng vì sẽ làm bạn khó tiêu hóa và gây táo bón. Đặc biệt chú trọng dùng các đồ ăn thức uống có tính thanh nhiệt nhuận tràng như cháo đậu xanh, chuối tiêu, đu đủ, rau mồng tơi, rau lang, rau rệu, thanh long, nước cam, nước ép mã thầy, bột sắn dây,…

- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao: Phải thường xuyên rèn luyện thể lực bằng các hình thức như tập thể dục, luyện khí công dưỡng sinh, thái cực quyền, yoga, đi bộ…Bạn cũng có thể áp dụng bài tập sau vào buổi sáng khi tỉnh giấc và buổi tối trước khi đi ngủ: Đầu tiên, chọn tư thế nằm ngửa, ở phần thắt lưng đặt một cái gối, đệm cao phần mông. Tiếp theo, nâng cao hai chân ở tư thế bắt chéo như ngồi xếp bằng tròn. Khi nâng cao phần mông không dùng lực, thả lỏng cơ hậu môn, duy trì tư thế này trong 2-3 phút. Ở tư thế này, do mông cao hơn tim nên máu không ứ ở hậu môn trực tràng, cơ hậu môn được thả lỏng tạo điều kiện cho huyết dịch lưu thông tốt. Đây là bài tập đơn giản mà lại tốn rất ít thời gian nhưng lại rất hiệu quả trong việc phòng tránh bệnh trĩ

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013


Tính chất công việc liên quan mật thiết đến nguyên nhân mắc bệnh trĩ và số lượng người mắc bệnh trĩ hiện nay. Những công việc mang tính chất ngồi lâu, ít đi lại có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Để khắc phục và giảm khả năng mắc bệnh trĩ nên đi tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn có thêm thông tin về những lý do gây bệnh để biết cách phòng tránh.


Các bác sĩ khoa trực tràng hậu môn phòng khám đa khoa Thanh Trì chỉ ra, biểu hiện của bệnh trĩ là hệ thống tĩnh mạch dưới niêm mạc trực tràng bị phình to. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ gồm những vấn đề dưới đây:


1. Giải phẫu học: khi cơ thể người ở trạng thái đứng hoặc ngồi lâu, trực tràng hậu môn là bộ phận nằm phía dưới, chịu áp lực của phân và nội tạng, lượng máu vận chuyển trong tĩnh mạch theo hướng đi lên trên của trực tràng bị trở ngại, dễ phát sinh phình to dẫn đến trĩ.


2. Di truyền: thành tĩnh mạch mỏng yếu bẩm sinh, khả năng kháng lực kém, không chịu được áp lực của huyết quản từ đó dần dần tĩnh mạch bị phình to ra.





3. Do công việc: những người có công việc yêu cầu phải đừng nhiều, ngồi nhiều, hoặc đi lại nhiều đều ảnh hưởng đến sự vận chuyển của máu trong tĩnh mạch, làm chậm sự lưu thông máu trong vùng chậu gây ra hiện tượng sung huyết ở các cơ quan nội tạng trong ổ bụng làm cho tĩnh mạch trĩ bị căng lên quá cỡ. Bên cạnh đó, người bệnh lại ít vận động, nhu động ruột giảm, đại tiện lâu, dần dần gây ra bệnh trĩ.


4. Thói quen ăn uống không hợp lý: vùng hậu môn bị nóng, hoặc bị lạnh qua mức thì dẫn đến hiện tượng táo bón hoặc tiêu chảy. Uống nhiều rượu, hoặc ăn nhiều đồ ăn cay nóng đều kích thích không tốt lên trực tràng hậu môn, làm cho tĩnh mạch trĩ dễ bị sung huyết, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trong tĩnh mạch, làm giảm khả năng chịu lực của thành tĩnh mạch.


5. Tĩnh mạch trong hậu môn chịu áp lực ngày một lớn: những bệnh sơ cứng gan, sung huyết gan, bệnh tim làm cho tĩnh mạch hậu môn bị sung huyết, áp lực gia tăng, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu trong tĩnh mạch trực tràng.


6. Áp lực ổ bụng tăng cao: các bệnh u trong ổ bụng, u tử cung, u nang buồng trứng, phì đại tuyến tiền liệt, mang thai, ăn quá no, đi đại tiện quá lâu, đề làm cho áp lực trong ổ bụng gia tăng, cản trở quá trình tuần hoàn máu trong tĩnh mạch.


7. Viêm nhiễm bộ phận hậu môn: nhiều trường hợp mắc bệnh trĩ do bị viêm cấp tính, mãn tính ở hậu môn, tổ chức có tính đàn hồi ở thành tĩnh mạch bị xơ hóa, suy yếu, khả năng kháng lực không tốt làm cho tĩnh mạch bị phình to, bên cạnh các nguyên nhân khác sẽ dẫn đến bệnh trĩ.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Cách tốt nhất khi đang đau trĩ tất nhiên là tìm ngay đến thầy thuốc chuyên khoa hậu môn. Nhưng không phải ai cũng có thể nhanh chân đến thế, nhất là khi đang đứng không xong mà ngồi càng khổ.


Thường xuyên uống nước sẽ giúp giảm nguy cơ bị trĩ

Đoạn trường ai có qua cầu mới hay nên nếu có cách nào để trĩ bớt đau, cho dù chỉ chút đỉnh, cũng đã đủ để nạn nhân thở phào dù chưa nhẹ nhõm.



Nếu xét về mặt cơ chế bệnh lý thì hiện tượng viêm tấy sinh đau, làm ngứa ngáy nơi khó gãi bao giờ cũng gắn liền với 3 yếu tố bệnh lý: Tăng áp lực trong khung chậu do hậu quả của táo bón lâu ngày; lượng máu lưu thông trong mạng lưới tĩnh mạch hậu môn chậm hơn bình thường phần vì máu đậm đặc, phần vì tĩnh mạch bị viêm trước đó; phản ứng viêm tấy và dị ứng cho sự hiện diện của chất xuất tiết trong vùng trực tràng.



Nói thế không có nghĩa là chịu thua ngay. Đời của người bị trĩ chắc chắn sẽ bớt là bể khổ nếu có cách nào cải thiện chức năng co bóp của đại tràng để đừng táo bón; gia tăng mức độ lưu thông trong tĩnh mạch bằng cách vừa giữ cho máu loãng vừa chống co thắt mạch máu trong vùng hội âm; cắt cơn đau do ruột co thắt và kháng viêm trên trực tràng.



Muốn thế, bệnh nhân cần uống nhiều nước hơn người khác (tối thiểu 2,5 lít/ngày, chia ra 6-8 lần, nếu được 3/4 nước khoáng loại có nhiều kalium và 1/4 nước trái cây càng tốt) để khung ruột vừa không thiếu nước vừa đủ sinh tố. Bên cạnh đó, nên ăn vặt nhiều lần trong ngày với trái cây sấy khô có tác dụng nhuận trường (như táo, mơ, đu đủ…); tăng lượng rau có nhiều chất nhầy (như rau dền, rau diếp cá) và mễ cốc có nhiều dầu béo (như mè đen) trong khẩu phần thường ngày;  uống nước nấm đông cô và nấm mèo theo tỉ lệ 1/1, chia ra uống trong ngày để tận dụng hoạt chất chống đau và giữ máu loãng của nấm; ăn cơm gạo lứt vài ngày.



Mặt khác, nạn nhân cần giảm tối đa bánh mì, cơm tấm, bánh ngọt và sô-cô-la (không chỉ vì các món này gây táo bón mà vì tăng phản ứng ngứa hậu môn); tránh nước ngọt có gas để đừng tăng áp lực trong khung ruột; cữ  tuyệt đối món ăn nào đã gây dị ứng ngoài da trước đó.



Có nhiều cách ăn uống cho người bệnh trĩ như vừa mô tả, nhưng nếu phải chọn một giải pháp hàng đầu khi đang đau thì lại là uống nước. Nhiều người đúng lý đã không bị trĩ nếu có thói quen uống nước cho đủ. Khó nhưng không bao giờ quá muộn để thay đổi thói quen bất lợi cho sức khỏe, trừ khi bệnh nhân không muốn.
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -