Hiển thị các bài đăng có nhãn cách trị bệnh gan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cách trị bệnh gan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Chanh là loại quả rất quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta và các tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng được nhiều người biết đến. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được tác dụng của nó đối với gan như thế nào. Dưới đây các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã sẽ giải thích cụ thể cho chúng ta.

Nước chanh giải độc gan
Nước chanh làm sạch gan và tăng cường hoạt động của gan thông qua tăng quá trình sản xuất ra một axit mật, một loại axit cần thiết cho sự tiêu hóa. Nước chanh cũng giúp kiểm soát lượng mật thừa, giảm lượng đờm sản sinh trong cơ thể và giúp hòa tan sỏi mật.

Ngoài ra, theo các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã, nhờ có cấu trúc nguyên tử tương tự như của dịch tiêu hóa, nước chanh có tác động tích cực tới bộ máy tiêu hóa của cơ thể. Nó giúp tẩy rửa ruột bằng cách loại trừ những chất cặn bã và kích thích sự sản sinh dịch vị, chất giúp tăng cường tiêu hóa. Đặc tính này của nước chánh giúp giảm các triệu chứng như khó tiêu, chứng ợ nóng và đầy hơi.
Nên uống nước chanh mỗi ngày
Nước chanh rất tốt cho cơ thể con người, đặc biệt là nước chanh ấm. Người bệnh có thể uống một cốc nước chanh ấm vào buổi sáng để tăng sức đề kháng cho cơ thể, tiêu hóa được tốt hơn và cảm giác tinh thần được thoải mái hơn.
Nước chanh có tác dụng làm sạch gan
Ngoài tác dụng giải độc gan nước chanh còn giúp có tác dụng lợi tiểu, làm đẹp da và giảm cân… vì thế nếu uống nước chanh hàng ngày chúng ta còn có thể hạn chế nguy cơ béo phì, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Tuy nhiên, chúng ta không nên uống nước chanh lúc đói vì axit có trong chanh lúc này lại trở thành thủ phạm hại dạ dày, gây cho bạn cảm giác cồn cào, buồn nôn và mệt mỏi hơn.
Gan là một cơ quan rất quan trọng trong cơ thể vì thế việc bảo vệ gan như thế nào để có một lá gan khỏe mạnh nhất là việc làm rất quan trọng. Chúng ta cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, ăn những thức ăn sạch, không có chất độc hại, không uống rượu bia và cần phải đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để nắm rõ tình trạng sức khỏe của lá gan, từ đó có biện pháp phòng và điều trị bệnh kịp thời, hợp lý. Đó chính là lời khuyên của các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã.
Phòng khám 12 Kim Mã là cơ sở điều trị bệnh gan chuyên nghiệp của Hà Nội, có các thiết bị điều trị và chẩn đoán bệnh gan tiên tiến của quốc tế và đội ngũ các bác sĩ chuyên ngành nhiều kinh nghiệm lâm sàng phong phú, có thể phân tích tường tận bệnh tình của từng bệnh nhân, đưa ra các phương án điều trị thích hợp nhất cho từng bệnh nhân để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, sớm lấy lại sức khỏe!

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Chè có vị chát, đắng, ngọt, hơi chua, tính lương không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, trừ phong thấp, làm bền mạch máu…Tuy chè được liệt vào một trong những vị thuốc tham gia vào phòng và trị viêm gan cấp và mạn tính nhưng những người đã mắc bệnh gan thì không nên uống nhiều nước chè đặc.

 

Nước chè đặc hại gan
Gan là cơ quan có tác dụng sản xuất, điều phối, dự trữ, kiểm soát việc sản xuất và bài tiết cholesterol… đưa chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, đào thải độc tố nội ngoại sinh và chất cặn bã ra ngoài cơ thể, đảm bảo quá trình khép kín trong việc trao đổi chất. Khi người đã mắc bệnh gan tức đã có sự tổn thương tế bào hay nhu mô gan nghĩa là tổn thương bộ phận của cỗ máy, bộ phận cỗ máy trục trặc thì ảnh hưởng tới hiệu suất chất lượng làm việc.
Trong nước chè có khá nhiều hợp chất của tannin và và theocin, hai chất này vào dạ dày sẽ kết hợp với protein, vitamin B1 và chất sắt trong thức ăn gây đông vón abumin và các axit amin có trong thức ăn, hình thành những hợp chất gây cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
Hơn nữa ảnh hưởng tới quá trình bài tiết dịch vị đường ruột và dịch mật do tính săn se niêm mạc của chè dẫn đến ức chế nhu động ruột làm khó tiêu, táo bón. Lúc này nhu động ruột hoạt động kém sẽ ảnh hưởng tới dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, lượng độc tố sẽ tồn đọng, gan phải tăng hiệu suất làm việc nên làm tăng gánh nặng và tổn thương gan hơn.
Bệnh nhân bệnh gan không nên uống nước chè đặc
Hàm lượng cafein trong chè cao, mất thăng bằng chức năng của dạ dày và ruột, ảnh hưởng đến việc hấp thu sắt của cơ thể, lâu dài có thể gây thiếu máu, thiếu sắt, mất cân bằng các nội tiết tố.
Bị bệnh gan nên ăn uống thế nào?
Khi không may mắc phải một bệnh gan nào đó, người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa gan để có được liệu pháp điều trị cũng như chế độ ăn uống phù hợp nhất, tránh để bệnh tình quá nặng mà có các biến chứng xấu xảy ra.
Người bệnh cần có chế độ ăn cân đối giữa các như chất đường, đạm, béo và tuyệt đối phải cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể. Vì có ăn uống đầy đủ chất và cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể thì mới có đủ sức kháng cự lại tình trạng viêm nhiễm của gan cũng như chống lại các tác dụng phụ do thuốc dùng trong quá trình điều trị gây ra. Khi người bệnh chưa có cảm giác mệt mỏi, chán ăn thì không nên quá kiêng khem trong ăn uống. Vì như thế sẽ làm cho người bệnh cảm thấy chán ăn, ăn uống kém, từ đó người bệnh càng mệt mỏi hơn, thiếu sức đề kháng của cơ thể và làm cho bệnh gan bị nặng hơn.
Người bệnh cũng cần tuyệt đối kiêng rượu bia bởi nếu uống rượu, bia nhiều thì có thể làm cho bệnh tiến triển đến xơ gan nhanh hơn.
Ngoài ra, người bệnh cần phải nghỉ ngơi và sinh hoạt bình thường, nên tập thể dục, thể thao vừa sức, tránh lao động quá nặng nhọc để góp phần làm cho bệnh thuyên giảm nhanh nhất.
Đó là những khuyến cáo của các bác sĩ Phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã.

Với đội ngũ y bác sĩ tận tình, giàu chuyên môn, cơ sở vật chất hiện đại, cập nhật những phương pháp chữa bệnh gan tiên tiến nhất trong nước và trên thế giới, phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã đã và đang trở thành một cơ sở y tế điều trị các bệnh về gan uy tín nhất tại Hà Nội hiện nay. Tùy vào đặc điểm bệnh tình, thể trạng của bệnh nhân, các bác sỹ chuyên khoa tại phòng khám sẽ tư vấn phương pháp và tiến trình điều trị bệnh cho từng bệnh nhân, sao cho đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Hiện nay, phòng khám đang áp dụng 3 phương pháp chữa bệnh gan tiên tiến nhất, đó là công nghệ chữa bệnh gan bằng tế bào gốc, chữa bệnh gan bằng liệu pháp ozone và chữa bệnh gan bằng thuốc. Ba phương pháp chữa trị trên đều hướng tới mục đích chữa trị cuối cùng là khống chế số lượng virut trong cơ thể bệnh nhân, đưa về mức dưới ngưỡng phát hiện.

Dưới đây, chúng tôi xin được giới thiệu bệnh án của một bệnh nhân viêm gan B đã thành công trong việc khống chế số lượng virut, đưa lượng virut trở về dưới ngưỡng phát hiện bằng phương pháp dùng thuốc theo tiến trình điều trị của các bác sỹ chuyên gan tại phòng khám 12 Kim Mã. Xin được giới thiệu bệnh án của bệnh nhân này để quý độc giả tham khảo!
Tên bệnh nhân: Vũ. M. Q, 22 tuổi, ở NB.
Tháng 12 năm 2012, trong một lần đi thử máu, anh Q. tình cờ phát hiện mình đã bị nhiễm virut viêm gan B. Nghĩ rằng đây là một căn bệnh nan y, không thể chữa khỏi, người mắc bệnh này sẽ bị xã hội xa lánh nên anh Q. vô cùng tự ti, mặc cảm, không dám đến bệnh viện để điều trị. Cho đến khi bệnh tiến triển nhanh chóng, bắt đầu xuất hiện dấu hiệu hoàng đản, sốt, chán ăn, trướng bụng, anh Q. mới quyết định đi khám. Qua các phương tiện truyền thông, anh Q. đã tìm đến phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã để được xét nghiệm tổng quát về gan, xác định rõ tình trạng bệnh của mình.
Kết quả xét nghiệm viêm gan B bước đầu của anh Q. tại phòng khám như sau:


Kết quả xét nghiệm viêm gan B của anh Q.
Theo kết quả xét nghiệm trên, anh Q. đã nhiễm virut viêm gan B thể mãn tính, virut đang hoạt động và sao chép mạnh.
Hơn nữa, theo kết quả siêu âm, anh Q. đã có biểu hiện gan xơ hóa nhẹ, gan thô, kích thước gan tăng nhẹ. Do đó, bác sỹ yêu cầu anh phải tiến hành điều trị ngay trước khi chuyển sang giai đoạn gan xơ hóa.
Sau 2 tháng điều trị tích cực bằng thuốc, dưới sự theo dõi sát sao của bác sỹ chuyên khoa, kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý mà các bác sỹ tư vấn, kết quả điều trị của anh Q. rất khả quan: số lượng virut đã được khống chế thành công, từ 1.039.000 copies/ml ban đầu chuyển thành dưới ngưỡng phát hiện. Đây thực sự là một kết quả điều trị rất đáng mừng, virut đã giảm đáng kể , và trong tình trạng có thể khống chế được.
HBV DNA
Lượng HBV DNA giảm xuống dưới ngưỡng phát hiện sau 2 tháng tích cực
Đồng thời, sau 2 tháng tích cực điều trị, kích thước gan đã giảm, tĩnh mạch cửa không còn giãn:
sieu am
Sự thành công trong việc điều trị viêm gan B cho bệnh nhân, cùng với sức khỏe bệnh nhân ngày càng biến chuyển tốt thật sự là món quà vô giá đối với đội ngũ y bác sỹ tại phòng khám chúng tôi. Nếu phát hiện mình bị viêm gan B, hoặc thuộc nhóm đối tượng có khả năng nhiễm viêm gan B cao, các bạn nên đi khám gan tổng quát để biết được tình trạng bệnh của mình, từ đó có tiến trình điều trị phù hợp, tránh để lâu, bệnh tiến triển nặng thì sẽ rất khó chữa và có nguy cơ lây sang gia đình, người thân nhiều hơn.
Hiểu đúng về bệnh gan và hãy có ý thức bảo vệ lá gan của mình là cách tốt nhất để đẩy lùi căn bệnh đáng sợ viêm gan B!

Nhó đông (Morinda longissima Y.Z.Ruan) thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), là một cây bụi, cao 2 – 4m, gỗ thân và rễ có màu vàng. Thân hình trụ, mọc thẳng, cành non có 4 cạnh, màu lục nhạt. Lá mọc đối hình bầu dục thuôn hoặc hình mác, dài 12- 18cm, rộng 6 – 10cm, gốc thuôn,  đầu nhọn, hai mặt lúc non gần như nhẵn, khi già mặt dưới  có ít lông ngắn mềm, gần giữa nổi rõ, cuống lá dài 2 – 3cm, lá kèm gần hình tim nguyên hoặc chia thùy.

 Cụm hoa mọc ở đầu cành  hay kẽ lá thành đầu có cuống dài 2 – 2,5cm,  hoa nhỏ, màu trắng sít nhau, ở gốc mỗi hóa có 1 – 2 hàng phiến bao hình dùi; đài lúc đầu rời nhau sau hàn liền; tràng có 4 – 5 cánh hợp thành ống dài 2,5 – 3cm; nhị 4 – 5 đính ở khoảng 2/5 phần trên của ống tràng, chỉ nhị ngắn; bầu 4 ô. Quả nạc gồm nhiều quả mọng nhỏ.

Cây nhó đông
Mùa hoa: tháng 4 – 6, mùa quả tháng 7 – 12. Cây mọc hoang rải rác ở ven rừng thứ sinh hoặc ở trên nương rẫy cũ với độ cao dưới 800m. Thường gặp ở Sơn La, Lào Cai, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây nhó đông là rễ, thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đào về, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Dược liệu có vị đắng, màu vàng, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kiện tỳ, hoạt huyết, tiêu viêm, tán ứ, chữa viêm gan, vàng da, xơ gan, được dùng dưới các dạng thuốc sau:
- Nước sắc: dược liệu nhó đông 20 – 30g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
- Cao mềm: lấy 1kg rễ nhó đông, thái mỏng đổ nước xâm xấp, nấu kiệt làm 2 lần. Lần thứ nhất nấu trong 6 – 8 giờ, rút nước. Lần thứ hai trong 3 – 4 giờ. Trộn hai nước lại cô nhỏ lửa thành cao  mềm. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 – 4g.
Ngoài ra, còn dùng dạng cốm được bào chế từ cao nhó đông  trộn với đường.
Thuốc giúp người bệnh ăn ngủ tốt, hết vàng da, vàng mắt, đầy bụng.
Đồng bào ở xã Chiềng An, thị xã Sơn La còn dùng rễ hoặc thân già (phần sát gốc rễ của cây nhó đông phối hợp với rễ cây hé mọ (Psychotria) để chữa viêm đại tràng cho kết quả tốt
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -