Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh hiện nay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh hiện nay. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Có một câu nói dành cho bệnh trĩ là “thập nhân cửu trĩ” bao hàm ý cứ mười người thì chín người bệnh trĩ. Bệnh trĩ khá phổ biến , thường gặp dưới 2 dạng là trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh trĩ thường biểu hiện ra ngoài thông qua 2 dấu hiệu cơ bản là chảy máu và sa búi trĩ

Chảy máu:

Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mổi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.


Sa búi trĩ:

Thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.




Triệu chứng khác:

Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các biểu hiện khác như đau khi đi cầu, ngứa hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.


Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ

Người bệnh mắc trĩ thường chủ quan, cho rằng bệnh chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà không lường được những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.


Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh trĩ để lại những biến chứng hết sức nguy hiểm như là:


Đau đớn và chảy máu: Mắc trĩ ở cấp độ nặng nhất, búi trĩ sẽ thòi ra ngoài, gây đau đớn cho người bệnh do bị cọ sát trong khi vận động.


Trĩ quá nặng sẽ khiến thành mạch máu giãn mỏng nên rất dễ thủng, dễ rách và chảy máu gây mất máu. Nếu chảy máu nhiều và tình trạng này kéo dài sẽ làm người bệnh bị thiếu máu. Khi đó, biến chứng này của bệnh trĩ sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.


Tắc nghẽn: Búi trĩ to, máu dễ đông lại thành cục, gây tắc nghẽn và đau dữ dội cho người bệnh.


Bội nhiễm: Đây là biến chứng rất nguy hiểm có thể dẫn tới mắc các bệnh tật khác do bội nhiễm.


Khi trĩ thòi ra ngoài lâu gây chảy máu, nứt kẽ hậu môn, thậm chí rặn quá nhiều còn ảnh hưởng tới tầng sinh môn. Nứt, rách hậu môn và tầng sinh môn rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn từ phân và nước tiểu.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Bệnh trĩ là một bệnh do tĩnh mạch trực tràng hậu môn bị dãn rộng và sung huyết. Đám tĩnh mạch ở dưới niêm mạc gồm nhiều xoang tĩnh mạch to nhỏ, không đều nhau. Khi nó dãn ra gây nên búi trĩ vì vậy có thể có một búi trĩ riêng biệt hoặc nhiều búi trĩ dính vào nhau.

Với sụ phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, hiện nay phòng khám đa khoa Thanh Trì chúng tôi đang cho di vào ứng dụng 3 loại máy móc tân tiến với 3 liệu trình điều trị tích cực sau đây:


1. Phòng khám đa khoa Thanh Trì chúng tôi hiện đang ứng dụng công nghệ PPH của Nhật trong thăm khá và điều trị trĩ nội, hệ thống thiết bị này ứng dụng công nghệ tiên tiến với màn hình hiển thị trong suốt quá trình phẫu thuật, tạo thuận lợi cho bệnh nhân quan sát trong suốt quá trình tiểu phẫu, tránh được việc chẩn doán nhầm. Các chuyên gia phòng khám đa khoa Thanh Trì khuyên bạn nên lựa chọn phương pháp phẫu thuật nội soi thay cho phương pháp cắt trĩ truyền thống, như vậy vừa an toàn hơn, không đau và cũng không sợ tái phát.



Ngày nay, tỷ lệ nữ giới mắc các bệnh về táo bón cao hơn nam giới rất nhiều, các bạn nữ nên chú ý làm tốt công tác phòng chống căn bệnh này. Vậy thì nữ giới nên phòng chống bệnh này như thế nào? Sau đây chúng ta cùng lắng nghe ý kiến của chuyên gia

Phụ nữ nên phòng ngừa bệnh táo bón như thế nào?

1. Duy trì đại tiện dễ dàng, tạo thói quen đại tiện theo giờ mỗi ngày, khi bị táo bón, không nên gắng sức rặn, mà nên dùng nước muối ấm để tháo thụt phân hoặc cho vào trong hậu môn cho nhuận tràng, thông tiện.

2. Kịp thời điều trị viêm hốc hậu môn, nhằm ngăn ngừa sau khi viêm nhiễm hình thành viêm loét và lỗ rò dưới da.

3. Khi sử dụng thiết bị kiểm tra hậu môn, tránh thao tác mạnh làm tổn thương ống hậu môn.



4. Kịp thời điều trị các bệnh gây nên chứng táo bón như: viêm, loét kết tràng nhằm phòng ngừa việc dẫn đến nứt kẽ hậu môn, v.v...

5. Các bạn nữ cần đề phòng nứt kẽ hậu môn, không uống rượu, không ăn đồ cay nóng, đồ ăn uống cũng không nên quá thanh đạm mà nên kết hợp thức ăn có hàm lượng nhiều chất xơ, rau xanh, v.v... để đại tiện được đễ dàng.

Các bạn nữ nên điều trị như thế nào khi bị táo bón:

Về mặt lâm sàng, biểu hiện của chứng táo bón gây nứt kẽ hậu môn không giống nhau, chia thành giai đoạn vết nứt mới và giai đoạn vết nứt cũ. Do vậy cách điều trị cũng nên chia theo giai đoạn

1. Táo bón gây Nứt hậu môn giai đoạn đầu: các bác sĩ khuyên nên thoa kem bôi vào hậu môn nhằm làm giãn tĩnh mạch, giảm áp lực cơ vòng hậu môn, cầm máu và giảm đau. Sau đó, kết hợp trị liệu đông y để điều tiết bên trong cơ thể nhằm đạt mục đích chữa trị hiệu quả nứt hậu môn.

2. Điều trị vết nứt cũ, đầu tiên là áp dụng liệu pháp HCPT để làm hồi phục nhanh vết nứt, giảm viêm nhiễm, sau đó kết hợp thuốc ngâm rửa nhằm đạt được mục đích điều trị.

Ngoài ra hiện phòng khám đa khoa Thanh Trì áp dụng phương pháp thủy liệu đại tràng với thiết bị tiên tiến của Mỹ, điều trị dựa trên nguyên tắc “làm sạch, điều tiết, phục hồi nhanh” liệu pháp này đã có hiệu quả rõ rệt với bệnh nứt hậu môn và các bệnh lý về hậu môn khác, đồng thời xóa bỏ suy nghĩ sợ bệnh tái phát của người bệnh. Phương pháp thủy liệu đại tràng với thiết bị của Mỹ không chỉ là 1 phương pháp điều trị bệnh mà còn là 1 cách bảo dưỡng sức khỏe của cuộc sống hiện đại .

Lời khuyên của chuyên gia Thanh Trì: các bạn nữ cần chú ý làm tốt công tác phòng bệnh, khi phát hiện các triệu chứng nứt kẽ hậu môn, cần kịp thời đến bệnh viện có chuyên khoa về hậu môn trực tràng để điều trị, không nên để quá lâu. Sau cùng, xin chúc các bạn luôn mạnh khỏe và trẻ đẹp.


Tính chất công việc liên quan mật thiết đến nguyên nhân mắc bệnh trĩ và số lượng người mắc bệnh trĩ hiện nay. Những công việc mang tính chất ngồi lâu, ít đi lại có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Để khắc phục và giảm khả năng mắc bệnh trĩ nên đi tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn có thêm thông tin về những lý do gây bệnh để biết cách phòng tránh.


Các bác sĩ khoa trực tràng hậu môn phòng khám đa khoa Thanh Trì chỉ ra, biểu hiện của bệnh trĩ là hệ thống tĩnh mạch dưới niêm mạc trực tràng bị phình to. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ gồm những vấn đề dưới đây:


1. Giải phẫu học: khi cơ thể người ở trạng thái đứng hoặc ngồi lâu, trực tràng hậu môn là bộ phận nằm phía dưới, chịu áp lực của phân và nội tạng, lượng máu vận chuyển trong tĩnh mạch theo hướng đi lên trên của trực tràng bị trở ngại, dễ phát sinh phình to dẫn đến trĩ.


2. Di truyền: thành tĩnh mạch mỏng yếu bẩm sinh, khả năng kháng lực kém, không chịu được áp lực của huyết quản từ đó dần dần tĩnh mạch bị phình to ra.





3. Do công việc: những người có công việc yêu cầu phải đừng nhiều, ngồi nhiều, hoặc đi lại nhiều đều ảnh hưởng đến sự vận chuyển của máu trong tĩnh mạch, làm chậm sự lưu thông máu trong vùng chậu gây ra hiện tượng sung huyết ở các cơ quan nội tạng trong ổ bụng làm cho tĩnh mạch trĩ bị căng lên quá cỡ. Bên cạnh đó, người bệnh lại ít vận động, nhu động ruột giảm, đại tiện lâu, dần dần gây ra bệnh trĩ.


4. Thói quen ăn uống không hợp lý: vùng hậu môn bị nóng, hoặc bị lạnh qua mức thì dẫn đến hiện tượng táo bón hoặc tiêu chảy. Uống nhiều rượu, hoặc ăn nhiều đồ ăn cay nóng đều kích thích không tốt lên trực tràng hậu môn, làm cho tĩnh mạch trĩ dễ bị sung huyết, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trong tĩnh mạch, làm giảm khả năng chịu lực của thành tĩnh mạch.


5. Tĩnh mạch trong hậu môn chịu áp lực ngày một lớn: những bệnh sơ cứng gan, sung huyết gan, bệnh tim làm cho tĩnh mạch hậu môn bị sung huyết, áp lực gia tăng, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu trong tĩnh mạch trực tràng.


6. Áp lực ổ bụng tăng cao: các bệnh u trong ổ bụng, u tử cung, u nang buồng trứng, phì đại tuyến tiền liệt, mang thai, ăn quá no, đi đại tiện quá lâu, đề làm cho áp lực trong ổ bụng gia tăng, cản trở quá trình tuần hoàn máu trong tĩnh mạch.


7. Viêm nhiễm bộ phận hậu môn: nhiều trường hợp mắc bệnh trĩ do bị viêm cấp tính, mãn tính ở hậu môn, tổ chức có tính đàn hồi ở thành tĩnh mạch bị xơ hóa, suy yếu, khả năng kháng lực không tốt làm cho tĩnh mạch bị phình to, bên cạnh các nguyên nhân khác sẽ dẫn đến bệnh trĩ.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Cách tốt nhất khi đang đau trĩ tất nhiên là tìm ngay đến thầy thuốc chuyên khoa hậu môn. Nhưng không phải ai cũng có thể nhanh chân đến thế, nhất là khi đang đứng không xong mà ngồi càng khổ.


Thường xuyên uống nước sẽ giúp giảm nguy cơ bị trĩ

Đoạn trường ai có qua cầu mới hay nên nếu có cách nào để trĩ bớt đau, cho dù chỉ chút đỉnh, cũng đã đủ để nạn nhân thở phào dù chưa nhẹ nhõm.



Nếu xét về mặt cơ chế bệnh lý thì hiện tượng viêm tấy sinh đau, làm ngứa ngáy nơi khó gãi bao giờ cũng gắn liền với 3 yếu tố bệnh lý: Tăng áp lực trong khung chậu do hậu quả của táo bón lâu ngày; lượng máu lưu thông trong mạng lưới tĩnh mạch hậu môn chậm hơn bình thường phần vì máu đậm đặc, phần vì tĩnh mạch bị viêm trước đó; phản ứng viêm tấy và dị ứng cho sự hiện diện của chất xuất tiết trong vùng trực tràng.



Nói thế không có nghĩa là chịu thua ngay. Đời của người bị trĩ chắc chắn sẽ bớt là bể khổ nếu có cách nào cải thiện chức năng co bóp của đại tràng để đừng táo bón; gia tăng mức độ lưu thông trong tĩnh mạch bằng cách vừa giữ cho máu loãng vừa chống co thắt mạch máu trong vùng hội âm; cắt cơn đau do ruột co thắt và kháng viêm trên trực tràng.



Muốn thế, bệnh nhân cần uống nhiều nước hơn người khác (tối thiểu 2,5 lít/ngày, chia ra 6-8 lần, nếu được 3/4 nước khoáng loại có nhiều kalium và 1/4 nước trái cây càng tốt) để khung ruột vừa không thiếu nước vừa đủ sinh tố. Bên cạnh đó, nên ăn vặt nhiều lần trong ngày với trái cây sấy khô có tác dụng nhuận trường (như táo, mơ, đu đủ…); tăng lượng rau có nhiều chất nhầy (như rau dền, rau diếp cá) và mễ cốc có nhiều dầu béo (như mè đen) trong khẩu phần thường ngày;  uống nước nấm đông cô và nấm mèo theo tỉ lệ 1/1, chia ra uống trong ngày để tận dụng hoạt chất chống đau và giữ máu loãng của nấm; ăn cơm gạo lứt vài ngày.



Mặt khác, nạn nhân cần giảm tối đa bánh mì, cơm tấm, bánh ngọt và sô-cô-la (không chỉ vì các món này gây táo bón mà vì tăng phản ứng ngứa hậu môn); tránh nước ngọt có gas để đừng tăng áp lực trong khung ruột; cữ  tuyệt đối món ăn nào đã gây dị ứng ngoài da trước đó.



Có nhiều cách ăn uống cho người bệnh trĩ như vừa mô tả, nhưng nếu phải chọn một giải pháp hàng đầu khi đang đau thì lại là uống nước. Nhiều người đúng lý đã không bị trĩ nếu có thói quen uống nước cho đủ. Khó nhưng không bao giờ quá muộn để thay đổi thói quen bất lợi cho sức khỏe, trừ khi bệnh nhân không muốn.
Các thuốc chữa trĩ giúp chống lại các triệu chứng nhằm làm cho bệnh ổn định, người bệnh đỡ khó chịu. Tuy nhiên, bệnh nhân phải khám khẳng định chắc chắn là bị trĩ và biết rõ trĩ ở độ nào thì mới quyết định dùng thuốc được.

Thống kê cho thấy có tới 50% người trên 50 tuổi mắc bệnh trĩ. Chẩn đoán trĩ không khó nhưng cũng đã có những trường hợp nhầm lẫn, như ung thư trực tràng được chẩn đoán là trĩ và bệnh trĩ lại được chẩn đoán là sa trực tràng. Ngoài ra, còn cần phải phân biệt trĩ nội, trĩ ngoại; ngay trong trĩ nội cũng tùy theo tình trạng thương tổn mà phân biệt ra 4 độ với cách điều trị khác nhau: dùng thuốc, đốt điện, làm lạnh, thắt, phẫu thuật. Do vậy, cần phải khám xác định chắc chắn bệnh trĩ và trĩ ở độ nào mới quyết định việc dùng thuốc được.

Trong y học hiện đại, thuốc trĩ thường chia ra 3 loại:

Thuốc có tác dụng toàn thân: Có thể dùng riêng lẻ hay phối hợp các chất nhằm làm bền thành mạch, nhuận tràng, chống viêm. Thường có các biệt dược:

Cevit rutin: Viên bao, chứa rutinozid và vitamin C. Thuốc làm bền thành mạch. Không uống thuốc sau 5 giờ chiều, vì vitamin C có thể gây mất ngủ.

Circanetten: Viên bao, chứa paraplebon, bột folliculi sennae, sulfur dep, kali bitatrate. Thuốc làm giảm sưng đau và viêm vùng trĩ, làm bền thành mạch, cầm máu, giảm tắc nghẽn tĩnh mạch. Dùng cho trĩ nội, trĩ ngoại hoặc kết hợp cả hai.

Erberiven fort: Dạng viên bao hay dung dịch, chứa cao meliot và rutinozid. Cao meliot làm gia tăng sự co mạch và sức đề kháng mạch; giảm tính thấm ngấm; gia tăng và điều hòa các co thắt nút bạch huyết, tăng khả năng hủy các protein có trọng lượng phân tử cao (là yếu tố làm ứ nước). Dùng điều trị cơn trĩ, ngắn hạn. Nếu các triệu chứng không hết nhanh, phải khám nghiệm trực tràng và tái trị liệu. Dạng dung dịch lỏng chứa rượu, cần thận trọng khi dùng cho người già, người nuôi con bú. Có thể có một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, ngứa, phát ban, khó chịu, nhức đầu nhưng sẽ hết khi ngừng thuốc.

Thuốc dùng tại chỗ: Dạng thuốc đạn dùng cho các thương tổn nằm trong hậu môn trực tràng. Dạng thuốc mỡ, kem dùng cho các thương tổn nằm ở phía ngoài rìa hậu môn; hoặc dạng canuyn đặt vào lòng hậu môn. Có thể dùng riêng lẻ hay phối hợp các chất nhằm chống tắc mạch và huyết khối (như heparin); giảm căng tức và đỡ đau (như menthol, cocain); chống đau ngứa (butoform) giảm đau, chống cương tụ (esculosid), chống viêm (hydrocotison); chống nhiễm khuẩn, nấm (neomycin) giảm đau, chống co thắt cơ (trimebutin), làm thương tổn mau lành (dầu gan cá chứa vitamin A).

Thuốc tiêm gây xơ: Trước đây dùng chlohydrat quinin – ure 50% (kinurea). Nhưng vì thuốc hay gây tai biến (đau, chảy máu, lở loét nơi tiêm) nên hiện thường dùng dầu phenol, gồm có phenol, menthol, butoform, ít gây tai biến hơn. Đây là thuốc tiêm gây xơ, thủ thuật tiêm khó: đầu kim bắt buộc phải tới và chỉ được tới lớp niêm mạc dưới da, nếu tiêm vào niêm mạc hay tiêm vào lớp cơ thì nơi tiêm bị loét và hoại tử. Không được tự ý dùng thuốc này tại nhà.

Trong y học cổ truyền, thuốc trĩ thường chia làm 2 loại:

Loại thuốc điều trị bảo tồn: Thường dùng kết hợp cao tiêu viêm với bài thuốc trĩ số 8 hay 9 (tùy trường hợp) và bột ngâm trĩ.
Cao tiêm viêm dùng trị đau, phù nề (trước, trong và sau khi phẫu thuật), gồm 4 vị thuốc có tác dụng hành huyết, phá ứ: lá móng, ngải cứu, huyết giác, tô mộc. Sắc lấy nước uống.

Bài thuốc số 8 dùng cho trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ có viêm, táo bón, chảy máu khi có đợt tiến triển, gồm 8 vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, nhuận táo: thổ hoàng liên, rau má, kim ngân, cỏ nhọ nồi, lá vông, kim tiền thảo, cam thảo nam. Dùng dưới dạng thuốc sắc. Không dùng cho người tỳ vị hư hàn, đi lỏng.

Bài thuốc số 9 dùng chữa trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ có viêm nghẹt, chảy máu. Nó gồm 9 vị thuốc có tác dụng lương huyết, hành huyết, trừ thấp nhiệt: cam thảo nam, huyết giác, tô mộc, cỏ nhọ nồi, trần bì, lá móng, mộc hương, nghệ, hậu phác. Dùng dưới dạng thuốc sắc.

Bột ngâm trĩ gồm có các vị: hạt cau, hoàng bá, đảm phàn; tán thành bột đóng gói 10g. Pha với nước đun sôi để nguội, ngâm hậu môn.

Các bài thuốc này rẻ tiền, có sẵn, dễ kiếm, dùng trong trường hợp trĩ nội có chảy máu, viêm đạt hiệu quả cao (70-80%).

Bài thuốc điều trị không bảo tồn: Khô trĩ tán dùng đắp vào búi trĩ làm cho trĩ rụng. Dùng khi búi trĩ sa xuống nhiều, đạt hiệu quả cao (khoảng 80%). Nhược điểm: làm người bệnh đau. Khắc phục bằng cách dùng novocain tiêm vào các búi trĩ, sau đó mới dùng khô trĩ tán. Bài thuốc có các loại, thành phần khác nhau. Loại A gồm thạch tín (độc), thần sa, ô mai, phèn phi, novocain. Loại B gồm nha đảm tử, khô phàn, đảm phàn, novocain. Phải tránh nhiễm khuẩn khi dùng khô trĩ tán.


Thuốc chữa trĩ dù hiện đại hay cổ truyền đều có tác dụng chống lại các triệu chứng do trĩ gây ra, làm cho bệnh ổn định, người bệnh đỡ khó chịu. Chúng được dùng trong trường hợp trĩ nhẹ hay cầm cự chờ phẫu thuật. Có trường hợp không thể dùng thuốc mà phải chỉ định phẫu thuật (như trĩ nội độ 4). Thuốc có thể có một hay nhiều tác dụng, cần khám xác định rõ thương tổn thì dùng có hiệu quả hơn. Ngay với thuốc bôi cũng nên thận trọng vì thuốc có thể thấm qua trực tràng gây ngộ độc toàn thân.

Điều trị bằng y học cổ truyền nhiều trường hợp cho hiệu quả tốt nhưng nên đến các bệnh viện hay khoa y học cổ truyền. Có nhiều có trường hợp tự giới thiệu là chữa theo cách “gia truyền”, dùng “các bài thuốc tự chế”, nhưng có khi chữa không khỏi, lại gây tai biến.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Mặc dù các dấu hiệu cụ thể của bệnh ung thư buồng trứng rất khó phát hiện và mơ hồ nhưng chị em hãy cảnh giác với những triệu chứng đáng nghi ngờ sau.
Trước khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, ung thư buồng trứng không có dấu hiệu rõ rệt. Hầu hết các triệu chứng của ung thư buồng trứng thường bị nhầm lẫn với tăng cân hoặc đầy hơi. Tuy nhiên, vì bệnh ung thư buồng trứng có tiến triển nhanh chóng nên dù có bất kì dấu hiệu nghi ngờ nào có thể liên quan đến bệnh thì đều cần đi kiểm tra để được kết luận chính xác nhất.

Cho dù các triệu chứng có thể mơ hồ hoặc thỉnh thoảng mới xuất hiện nhưng việc theo dõi các dấu hiệu “khả nghi” cảnh báo ung thư buồng trứng là rất quan trọng và cần thiết.

Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng mà bạn cần xem xét.

Chảy máu âm đạo bất ngờ

Chảy máu âm đạo bất ngờ có thể là một triệu chứng của ung thư buồng trứng, theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH). Bởi, bất kỳ hiện tượng chảy máu âm đạo sau mãn kinh đều là một dấu hiệu nghiêm trọng, báo hiệu khả năng bị ung thư cao trong đó có ung thư buồng trứng.

Đau lưng, mỏi cổ

Bạn có dấu hiệu đau lưng, lúc đầu đau, mỏi cổ với tần suất ít, càng ngày cơn đau càng tồi tệ hơn, rất có thể đó là một dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng. Ung thư buồng trứng có thể gây ra đau lưng, khi bệnh càng nặng thì cơn đau càng tăng lên và nghiêm trọng hơn.



Muốn đi tiểu liên tục

Nếu một người phụ nữ luôn cảm thấy sự thôi thúc đi tiểu thường xuyên hoặc đi tiểu đột ngột thì hãy cẩn thận. Vì đó rất có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng, theo Hiệp hội ung thư Mỹ.

Chướng bụng

Đau và cảm giác nặng nề, đầy hơi trong bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo các khối u đã hình thành trong buồng trứng. Hiện tượng đau bụng có thể là bình thường nhưng nó có thể là một triệu chứng nghiêm trọng, nhất là khi có kết hợp với cảm giác nặng nề ở phần bụng dưới. Vì đó là một trong những biểu hiện ban đầu của ung thư buồng trứng. Vì vậy, tuyệt đối không được bỏ qua hiện tượng này.

Thay đổi trọng lượng cơ thể

Thay đổi trọng lượng cơ thể (giảm cân hoặc tăng cân) một cách đột ngột có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị ung thư buồng trứng. Ung thư buồng trứng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra những thay đổi trong sự thèm ăn, từ đó tác động đến trọng lượng cơ thể.

Sự gián đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt có thể bị phá vỡ khi ung thư buồng trứng phát triển. Chu kỳ kinh nguyệt bất thường có thể là một cảnh báo rằng bạn cần đi kiểm tra buồng trứng càng sớm càng tốt.

Buồn nôn và ói mửa

Nếu một người phụ nữ cảm thấy buồn nôn và ói mửa khi không mang thai thì hoàn toàn có thể hình dung đến nguyên nhân là do ung thư buồng trứng gây ra. Đau bụng hoặc cảm giác đầy bụng, đặc biệt là cảm thấy no nhanh chóng cho dù chỉ ăn một lượng thức ăn nhỏ cũng có thể là triệu chứng ung thư buồng trứng.

Nếu thấy có một hoặc nhiều triệu chứng nói trên, tốt nhất chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên về sản khoa để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết, kịp thời chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp.
Tránh ăn mặn, đó là lời khuyên đầu tiên cho người bị trĩ, căn bệnh vốn không trừ một ai, nếu phạm những sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt.



Người mắc trĩ nên ăn nhiều chất xơ.
Khoảng 30 – 50% dân số Việt Nam mắc bệnh trĩ, trong đó 20% cần phẫu thuật. Các bác sỹ khuyến cáo, nên ăn nhiều chất xơ mỗi ngày sẽ giúp cho “đầu ra” trở nên dễ dàng hơn, tránh được cảm giác khó chịu do chứng táo bón.  Các chất xơ có nhiều trong rau, củ, quả.


Tránh ăn mặn

Ăn mặn gây hại cho thận, bất lợi cho bệnh nhân cao huyết áp và sẽ làm tăng nguy cơ bị khử nước cho cơ thể. Từ đó sẽ dễ mắc chứng táo bón “viếng thăm” và là một bất lợi cho bệnh nhân trĩ. Vì vậy, nên học thói quen kiêng ăn mặn, cắt giảm lượng gia vị trong quá trình nấu nướng, hạn chế thu nạp những món ăn nhiều muối như thịt đóng hộp, dưa muối, cà muối, kim chi muối…

Nước là thần dược quan trọng với sức khỏe, nhất là với bệnh nhân mắc trĩ khi nó có thể giúp cho “đầu ra” trở nên mềm mại, quá trình đào thải những chất cặn bã này ra bên ngoài cũng nhanh chóng hơn rất nhiều. Cho nên uống nước đều đặn, thường xuyên với bệnh nhân mắc trĩ là một thói quen cần được hình thành và duy trì. Mỗi ngày nên uống 1,5 – 2 lít nước, ngoài ra uống thêm sữa, nước trái cây, ăn các món ăn mềm có nhiều nước.

Không nên ngồi lỳ

Cố gắng mang vác vật nặng quá sức mình sẽ tạo sức ép lớn cho trực tràng, thậm chí có thể khiến cho vùng này bị sưng phồng, gây đau đớn và khó chịu. Không nên ngồi lỳ trên bàn làm việc hoặc bên máy tính vì đây là tác nhân gây mắc bệnh trĩ. Cứ khoảng một giờ làm việc cần đứng dậy để vươn vai, đi lại vừa có tác dụng giảm căng thẳng, không hại thị lực lại hạn chế được nguy cơ mắc trĩ.


Tránh xa rượu bia bởi rượu bia được coi là “kẻ thù” của bệnh trĩ. Đặc biệt, không được nhịn đi cầu. Cảm giác đau rát vùng hậu môn khi đi cầu có thể là nguyên nhân khiến nhiều người nhịn đi cầu. Tuy nhiên, càng nhịn thì nguy cơ bị táo bón và bệnh trĩ càng tăng cao. Lời khuyên dành cho bạn là khi có cảm giác muốn cho “đầu ra” cần cố gắng đáp ứng nhu cầu này của cơ thể nhanh chóng thay vì trì hoãn nó.

Bí kíp giảm đau

Đau đớn là cảm giác khó chịu nhất mà bệnh nhân mắc trĩ phải chịu đựng, tuy không thể loại bỏ hoàn toàn cảm giác này nhưng những mẹo vặt sau sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Dùng túi chườm lạnh hoặc đá cục cuốn vào một chiếc khăn mềm và chườm vào vùng bị trĩ khoảng vài lần trong ngày. Mỗi lần chườm nên kéo dài 10 phút. Cách này sẽ giúp bạn giảm sưng phồng ở vùng trĩ và giảm sức ép lên vùng trực tràng. Dùng một chậu nước ấm lớn để ngâm vùng hậu môn và mông.  Nếu bạn bị ám ảnh bởi cảm giác đau đớn do chứng táo bón gây nên thì trước khi đi cầu nên thực hiện cách này.
Việc ăn nhiều và lâu ngày một số loại thức ăn như bắp cải, củ cải, hoa lơ, sắn… có thể gây bướu cổ. Trong các thực phẩm trên có thioglycosido, sẽ chuyển hóa thành chất gây ức chế tập trung iod ở tuyến giáp.

Bướu cổ đơn thuần là tình trạng tuyến giáp tăng về thể tích, lan tỏa hay khu trú không kèm theo dấu hiệu tăng hay giảm chức năng tuyến giáp, không viêm cấp, bán cấp, mạn tính hoặc ác tính. Nguyên nhân cơ bản gây bướu cổ là do thiếu iod. Hằng ngày, cơ thể cần 150-200 mcg iod nguồn gốc từ thức ăn, nước uống, không khí… Nếu sống ở vùng thiếu iod, nước uống, các loại động thực vật ở đó cũng thiếu iod, hậu quả là cơ thể không nhận đủ số lượng iod cần thiết.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bướu cổ:

- Một số chất hòa tan trong nước: Trong nước ở một số vùng núi có nhiều canxi, ma giê, fluo…, làm cho nước có độ cứng cao, gây ảnh hưởng đến sự tổng hợp hoóc môn tuyến giáp và gây bướu cổ.

- Các thuốc thiocyanad, thionamid, cobalt… có thể gây ức chế tập trung iod và ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hoóc môn tuyến giáp.

- Di truyền: Một số trường hợp có tính chất gia đình, thường do rối loạn tổng hợp hoóc môn tuyến giáp bẩm sinh. Bướu cổ thường kèm theo câm điếc, gọi là hội chứng Pendred do rối loạn hữu cơ hóa iod.

– Bệnh mạn tính: Các bệnh viêm đại tràng mạn, tiêu chảy mạn, bệnh thận mạn tính… gây rối loạn hấp thu và thải trừ iod.

- Tuổi: Trẻ em dễ bị bướu cổ hơn người lớn, đặc biệt là ở tuổi dậy thì vì lúc này, nhu cầu hoóc môn tuyến giáp ở ngoại vi rất cao.

- Giới: Bướu cổ thường gặp ở nữ, nhất là ở tuổi dậy thì, khi có kinh, khi cho con bú vì lúc đó nhu cầu hoóc môn tuyến giáp tăng và oestrogen ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa hoóc môn tuyến giáp.

- Điều kiện sinh hoạt: Nhà ở quá chật, thiếu vệ sinh, ăn uống thiếu thốn cũng là nguyên nhân thiếu iod và gây bướu cổ.

Tùy theo bướu cổ to hay nhỏ mà triệu chứng lâm sàng khác nhau. Bướu cổ to nhiều sẽ nhìn thấy ngay ở trước cổ; nếu to vừa cổ hơi đầy. Bướu cổ nhỏ hơn khó nhìn thấy ở tư thế bình thường nhưng khi ngửa cổ có thể nhìn thấy. Khi nuốt sẽ thấy bướu cổ di động theo nhịp nuốt. Bướu cổ đơn thuần thường thể tích to vừa, đồng đều, mềm, nhẵn. Đôi khi độ to của bướu thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Một số trường hợp thấy các biểu hiện thần kinh nhạy cảm: hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh… dễ nhầm với cường giáp trạng. Trường hợp bướu cổ quá to có thể gây chèn ép vào thực quản, khí quản gây khó nuốt, khó thở.

Bướu cổ đơn thuần ở trẻ em có thể tự khỏi, đôi khi gây một số biến chứng chèn ép vào khí quản, thực quản, đần, giảm trí tuệ, chậm phát triển thể chất, cường giáp.

Bệnh có thể điều trị nội khoa bằng cách dùng hoóc môn giáp trạng theo chỉ định của bác sỹ, đa số trường hợp diễn biến tốt. Phẫu thuật được chỉ định khi điều trị nội khoa lâu ngày không đỡ và trở thành bướu nhân. Bướu nhiều nhân, bướu quá to sẽ gây chèn ép làm khó nuốt, bướu lạc chỗ hoặc bướu có xu hướng ác tính.

Phòng bệnh:

- Ăn các thức ăn giàu iod như cá, mắm tôm, nước mắm…, nhất là các thức ăn có nguồn gốc từ biển. Dùng nước sạch, cải thiện điều kiện nhà ở. Trồng cây phủ xanh đồi trọc chống xói mòn, chữa trị kịp thời các bệnh tiêu hóa, dùng thuốc hợp lý…

- Dùng muối iod là phương pháp phòng bệnh rất tốt. Trộn iodua vào muối ăn theo tỷ lệ 1/20.000-1/40.000, hoặc theo Tổ chức Y tế Thế giới: 20 mg/kg. Ngoài ra, có thể dùng các loại dầu iod đường tiêm hoặc đường uống (lipiodol) theo chỉ định của bác sĩ để phòng bướu cổ đơn thuần.
ANTĐ – Cô Katie Krivan, 30 tuổi, một nữ tình nguyện viên làm việc tại công viên sư tử ở Nam Phi đã may mắn phát hiện sớm căn bệnh ung thư vú sau khi bị một con sư tử cắn vào ngực.

Trồng bí ngô màu hồng để gây quỹ nghiên cứu bệnh ung thư vú
Năm ngoái, cô Krivan bị một con sư tử 9 tháng tuổi nhảy lên người và cắn vào ngực trong lúc đang làm việc.

Mặc dù vết thương không quá nghiêm trọng song Krivan vẫn theo dõi cẩn thận và 1 tháng sau thì cô phát hiện thấy một cục u ở vú.

Cô được chẩn đoán mắc ung thư vú và được phẫu thuật khẩn cấp sau đó 4 ngày.


Katie Krivan đã may mắn phát hiện sớm căn bệnh ung thư vú
Krivan đã phải trải qua thời gian điều trị đau đớn và lo lắng song hiện tình trạng bệnh của cô đã thuyên giảm, cô cũng cảm thấy mình thật may mắn vì đã sống sót.

Krivan nói: “Không nhiều người có thể nói rằng vết cắn của một con sư tử đã cứu mạng họ song điều này đúng với tôi”.

Krivan cho biết cô quyết định chia sẽ câu chuyện của mình vì tháng 10 là tháng nâng cao nhận thức về phòng ngừa ung thư vú.
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -