Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh bướu cổ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh bướu cổ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

TTO – Làm thế nào để phát hiện một người bị bệnh bướu cổ? Bệnh bướu cổ có thể trị được không? Nếu có thì bệnh viện nào ở TP.HCM có thể chữa trị được? Chi phí cho một lần khám và điều trị là bao nhiêu? Xin cảm ơn rất nhiều!
- Bướu cổ là sự tăng thể tích của tuyến giáp trạng. Có thể phát hiện bướu cổ to bằng mắt thường (khi bảo người bệnh nuốt, tuyến giáp sẽ chạy ngược lên nhìn rõ hơn) và bằng cách sờ nắn. Siêu âm tuyến giáp cần làm để thấy rõ thể tích của tuyến giáp, bản chất của tuyến là tản phát hay là bướu hòn, tuyến đặc hay có nang.

Nếu tuyến giáp to nhưng không kèm theo các rối loạn chức năng như cường giáp (tay run, mạch nhanh…) hay thiểu năng giáp (dạ dày lên xanh xạm, tiếng khàn, lưỡi to dày, cử động chậm chạp…) hay dấu hiệu viêm nhiễm thì đó là bướu cổ đơn thuần.

Bướu cổ đơn thuần, tản phát hay gặp nhất, quyết định điều trị phải dựa vào tuổi, tiền sử gia đình và chủ yếu căn cứ vào thể tích của bướu cổ (kích thước to hay nhỏ).

- Nếu bướu cổ nhỏ, chỉ hơi sờ thấy và ở phụ nữ trẻ: chỉ cần theo dõi, làm lại siêu âm sau một năm, nhất là tránh dùng thuốc có Iod và kháng sinh giáp trạng tổng hợp. Kiêng các thức ăn làm tuyến to lên như: bắp cải, súp lơ, củ cải, củ cải nghệ.

- Nếu bướu cổ có thể tích trung bình khi nhìn khá rõ và có thể sờ thấy. Bướu cổ có nguy cơ to lên và trở thành bướu hòn nhất là khi bệnh có tính chất gia đình. Cần kìm hãm sự phát triển của tuyến bằng tinh chất (hoóc môn) giáp trạng (Lewothyrax, Thycoxime bắt đầu bằng 50mg tăng dần đến 75 và 100mg trong 10 đến 15 ngày). Nếu có dấu hiệu quá liều, phải giảm ngay xuống liều cũ. Cần lưu ý là phải điều trị duy trì suốt đời.


Trường hợp tốt nhất, bướu nhỏ dần và biến mất. Các trường hợp khác bướu ổn định (không to thêm). Một số trường hợp dù điều trị, bướu cổ vẫn to lên (có yếu tố di truyền và địa lý).

- Bướu quá to, tiến triển nhiều năm, trở nên mất mỹ quan, nhất là trở thành bướu nhiều nhân (hòn). Phẫu thuật lúc này là cần thiết và luôn phải tiếp theo điều trị bằng tinh chất giáp trạng suốt đời.

Tốt nhất cần đi khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được theo dõi và chữa chạy chu đáo. Nhất là cần xác định rõ bướu cổ có kèm theo các triệu chứng cường giáp hay thiểu năng giáp để điều trị kịp thời.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Việc ăn nhiều và lâu ngày một số loại thức ăn như bắp cải, củ cải, hoa lơ, sắn… có thể gây bướu cổ. Trong các thực phẩm trên có thioglycosido, sẽ chuyển hóa thành chất gây ức chế tập trung iod ở tuyến giáp.

Bướu cổ đơn thuần là tình trạng tuyến giáp tăng về thể tích, lan tỏa hay khu trú không kèm theo dấu hiệu tăng hay giảm chức năng tuyến giáp, không viêm cấp, bán cấp, mạn tính hoặc ác tính. Nguyên nhân cơ bản gây bướu cổ là do thiếu iod. Hằng ngày, cơ thể cần 150-200 mcg iod nguồn gốc từ thức ăn, nước uống, không khí… Nếu sống ở vùng thiếu iod, nước uống, các loại động thực vật ở đó cũng thiếu iod, hậu quả là cơ thể không nhận đủ số lượng iod cần thiết.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bướu cổ:

- Một số chất hòa tan trong nước: Trong nước ở một số vùng núi có nhiều canxi, ma giê, fluo…, làm cho nước có độ cứng cao, gây ảnh hưởng đến sự tổng hợp hoóc môn tuyến giáp và gây bướu cổ.

- Các thuốc thiocyanad, thionamid, cobalt… có thể gây ức chế tập trung iod và ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hoóc môn tuyến giáp.

- Di truyền: Một số trường hợp có tính chất gia đình, thường do rối loạn tổng hợp hoóc môn tuyến giáp bẩm sinh. Bướu cổ thường kèm theo câm điếc, gọi là hội chứng Pendred do rối loạn hữu cơ hóa iod.

– Bệnh mạn tính: Các bệnh viêm đại tràng mạn, tiêu chảy mạn, bệnh thận mạn tính… gây rối loạn hấp thu và thải trừ iod.

- Tuổi: Trẻ em dễ bị bướu cổ hơn người lớn, đặc biệt là ở tuổi dậy thì vì lúc này, nhu cầu hoóc môn tuyến giáp ở ngoại vi rất cao.

- Giới: Bướu cổ thường gặp ở nữ, nhất là ở tuổi dậy thì, khi có kinh, khi cho con bú vì lúc đó nhu cầu hoóc môn tuyến giáp tăng và oestrogen ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa hoóc môn tuyến giáp.

- Điều kiện sinh hoạt: Nhà ở quá chật, thiếu vệ sinh, ăn uống thiếu thốn cũng là nguyên nhân thiếu iod và gây bướu cổ.

Tùy theo bướu cổ to hay nhỏ mà triệu chứng lâm sàng khác nhau. Bướu cổ to nhiều sẽ nhìn thấy ngay ở trước cổ; nếu to vừa cổ hơi đầy. Bướu cổ nhỏ hơn khó nhìn thấy ở tư thế bình thường nhưng khi ngửa cổ có thể nhìn thấy. Khi nuốt sẽ thấy bướu cổ di động theo nhịp nuốt. Bướu cổ đơn thuần thường thể tích to vừa, đồng đều, mềm, nhẵn. Đôi khi độ to của bướu thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Một số trường hợp thấy các biểu hiện thần kinh nhạy cảm: hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh… dễ nhầm với cường giáp trạng. Trường hợp bướu cổ quá to có thể gây chèn ép vào thực quản, khí quản gây khó nuốt, khó thở.

Bướu cổ đơn thuần ở trẻ em có thể tự khỏi, đôi khi gây một số biến chứng chèn ép vào khí quản, thực quản, đần, giảm trí tuệ, chậm phát triển thể chất, cường giáp.

Bệnh có thể điều trị nội khoa bằng cách dùng hoóc môn giáp trạng theo chỉ định của bác sỹ, đa số trường hợp diễn biến tốt. Phẫu thuật được chỉ định khi điều trị nội khoa lâu ngày không đỡ và trở thành bướu nhân. Bướu nhiều nhân, bướu quá to sẽ gây chèn ép làm khó nuốt, bướu lạc chỗ hoặc bướu có xu hướng ác tính.

Phòng bệnh:

- Ăn các thức ăn giàu iod như cá, mắm tôm, nước mắm…, nhất là các thức ăn có nguồn gốc từ biển. Dùng nước sạch, cải thiện điều kiện nhà ở. Trồng cây phủ xanh đồi trọc chống xói mòn, chữa trị kịp thời các bệnh tiêu hóa, dùng thuốc hợp lý…

- Dùng muối iod là phương pháp phòng bệnh rất tốt. Trộn iodua vào muối ăn theo tỷ lệ 1/20.000-1/40.000, hoặc theo Tổ chức Y tế Thế giới: 20 mg/kg. Ngoài ra, có thể dùng các loại dầu iod đường tiêm hoặc đường uống (lipiodol) theo chỉ định của bác sĩ để phòng bướu cổ đơn thuần.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Nước ta có khoảng 3 triệu người mắc bệnh bướu cổ các loại. Những dấu hiệu bệnh bướu cổ thường gặp sau đây sẽ giúp bạn chữa trị kịp thời căn bệnh này.

Tìm hiểu dấu hiệu bệnh bướu cổ  1
Bệnh bướu cổ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm
Bướu cổ là hiện tượng kích thước hay thể tích của tuyến giáp gia tăng một cách bất thường. Thông thường, người bệnh thường không biết hoặc không quan tâm tới những dấu hiệu bệnh bướu cổ. Do đó, bệnh chỉ được phát hiện khi người bệnh tới khám tại các bệnh viện, qua các cuộc xét nghiệm, chụp CT hoặc siêu âm…
Một số biểu hiện thường thấy của bệnh bướu cổ:
-         Khi bướu to, sẽ dễ dàng quan sát được cục bướu di chuyển  khi người bệnh nuốt
-         Sờ, nắn thấy bướu
-         Cổ họng bị đau hoặc có cảm giác bị ứ đầy
-         Khi nuốt cảm thấy khó khăn hoặc có cảm giác bị đau

Tìm hiểu dấu hiệu bệnh bướu cổ 2
Thỉnh thoảng bệnh nhân sẽ thấy đau, khó nuốt
-         Thỉnh thoảng thấy khó thở
-         Thường đánh trống ngực, thấy hồi hợp, thỉnh thoảng đau tim ở mức độ nhẹ
-         Đổ mồ hôi nhiều, cân nặng giảm đột ngột
-         Xuất hiện các triệu chứng thừa hormone
-         Sức khoe suy giảm, thường xuyên mệt mỏi, da xanh xao, khô
-         Hay bị táo bón, lạnh run
-         Trí nhớ giảm sút
Đó là một số dấu hiệu bệnh bướu cố đơn thuần, ở mức độ vừa phải. Nó không kèm theo các triệu chứng, rối loạn bất thường khác: chân tay run, mạch đập nhanh, lưỡi to dày và cử động chậm chạp, dạ dày xuất hiện màu lạ, tiếng bị khàn, dấu hiệu viêm nhiễm khác…
Tìm hiểu dấu hiệu bệnh bướu cổ 3
Nên tới các cơ sở y tế khám và chữa bệnh khi có dấu hiệu bất thường
Tuy nhiên, khi bạn thấy bướu cứng, khác với bướu thông thường khác. Càng ngày, kích thước và độ rắn của nó càng tăng, đặc biệt nó không di chuyển dù bạn có chạm vào. Bướu sưng phồng lên khiến bạn bị khàn giọng, rin  rít, khó nói…thì rất có thể bướu đã chuyển sang giai đoạn bị ung thư. Khi đó bạn cần tới bệnh viện để được khám và điều trị ngay lập tức
Để có thể chuẩn đoán bệnh một cách chính xác thì cần tới bệnh viện và tiến hành siêu âm tuyến giáp. Như vậy mới nắm rõ được tình hình của bệnh: thể tích tuyến giáp, bướu hòn, có nang hay không, đơn giản hay đã chuyển sang ung thư…. Điều trị bệnh dứt điểm, ngoài việc dựa trên dấu hiệu bệnh bướu cổ, cần căn cứ vào tuổi tác, giới tính, thể trạng bệnh nhân, gia đình người bệnh có tiền sử về bướu cổ hay không…Thêm vào đó, người bệnh cùng cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Khu vực Đông Nam Á có khoảng 200 triệu người mắc bệnh bướu cổ, trong số đó tỷ lệ nữ giới mắc nhiều hơn nam giới với những triệu chứng bướu cổ dễ nhận biết.

Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -