Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Trong sinh hoạt và chơi đùa hàng ngày, trẻ rất dễ gặp phải những sự cố tai nạn bất ngờ làm tổn thương vùng đầu. Và chấn thương sọ não (CTSN) là một trong những nguy cơ luôn rình rập trẻ lúc này.      Chấn thương sọ não  tr em thường do bt cn trong sinh hot (chiếm 60% trường hp), thường gp nht là té cu thang, té giường, té võng hay do người ln bng m tuột tay. 




Các lý do tiếp theo là té xe đạp, tai nạn giao thông, vật nặng va đập trúng đầu. CTSN thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái do hiếu động hơn, đa số ở lứa tuổi 1-6. Trẻ càng nhỏ càng dễ bị CTSN do phần đầu còn to và nặng, thường rơi xuống trước, các bé lại chưa có khả năng điều chỉnh tư thế cân bằng khi ngã.

CTSN nhẹ nhất là tụ máu dưới da đầu, thường gọi là u đầu hay sưng da đầu. Khi sờ sẽ thấy một cục nhỏ mềm dưới da đầu. Khối u sẽ tự tan sau vài ngày đến vài tuần. Nặng hơn là các tổn thương ở xương sọ như nứt xương, lõm sọ hay vết thương sọ não. Trầm trọng hơn là các thương tổn trong hộp sọ như máu tụ ngoài hay dưới màng cứng, dập não.

Nếu chấn thương nhẹ, bé hoàn toàn tỉnh táo, không có dấu hiệu gì lạ thì cha mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà, nhưng cần theo dõi chặt chẽ mỗi hai giờ một lần trong suốt 24 giờ đầu tiên. 


Những dấu hiệu cần phải theo dõi là:


- Tình trạng lúc tỉnh lúc mê.

- Ngủ mê kêu không thức dậy.

- Nhức đầu dữ dội.

- Lỗ tai hoặc lỗ mũi chảy nước trong.

- Ói mửa nhiều lần.

- Co giật tay chân.

- Sưng lớn nơi da đầu.

Nếu bé có những dấu hiệu trên hoặc sau té mà bé bất tỉnh ngay thì cần đưa nhanh tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tư vấn, nếu cần có thể phải nhập viện theo dõi. CT scan sọ là phương pháp tối ưu để phát hiện CTSN. Tuy nhiên việc chụp CT scan chỉ nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ vì tia X dù cường độ nhỏ cũng nên tránh cho trẻ nhỏ. Tránh tâm lý yêu cầu bác sĩ phải chụp phim X-quang hay CT scan bằng mọi giá để yên tâm.

Chẩn đoán và theo dõi một trường hợp CTSN còn bao gồm nhiều yếu tố quan trọng khác như theo dõi sự thay đổi tri giác, thăm khám trẻ nhiều lần để tìm các dấu hiệu thần kinh, chứ không đơn thuần là chụp một phim X-quang hay CT scan.
Biện pháp phòng ngừa:



Để tránh những hậu quả nghiêm trọng do CTSN gây ra, các bậc phụ huynh có con nhỏ chú ý những lời khuyên sau đây:

- Trông nom cẩn thận khi trẻ mới biết bò, biết đi.

- Giường nằm của trẻ cần có tấm chắn, dưới chân giường trải nệm để nếu ngã trẻ đỡ bị chấn động.

- Không để trẻ tự ý leo lên gác cao, cửa sổ đang mở hoặc lần bước xuống thang gác.

- Khi chở các trẻ lớn đi xe hai bánh nên đội mũ bảo hiểm cho trẻ.

- Khi xảy ra chấn thương ở đầu cần cho trẻ đi khám ngay. Nếu bác sĩ cho về nhà, trẻ vẫn phải được theo dõi sát theo hướng dẫn trong vòng một tuần.

Hiện nay, tại TP.HCM có hai bệnh viện có chuyên khoa ngoại thần kinh nhi để điều trị CTSN ở trẻ em là Bệnh viện Nhi Đồng 2 và Bệnh viện Chợ Rẫy.

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Trong thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám tại phòng khám Khoa Tim Mạch với tình trạng ngất tương đối tăng.Vây thì ngất là gì , nguyên nhân nào gây ra cơn ngất và làm sao để phát hiện ra ngất?


Chúng ta nên biết rằng ngất là tình trạng mất ý thức tạm thời kèm theo mất trương lực tư thế gây ra bời giảm lưu lượng máu não.
Theo nghiên cứu của Mỹ: ngất chiếm # 1% số bệnh nhân nhập viện và # 3% số bệnh nhân cấp cứu.
Vậy làm sao để biết một trẻ là có ngất?
Thông thường trước khi ngất trẻ sẽ có triệu chứng choáng váng hoặc mắt tối xầm lại, ù tai, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, mặt tái nhợt và toát mồ hôi lạnh, ta gọi đây là giai đoạn tiền triệu. Giai đoạn này xảy ra rất nhanh, hiếm khi quá 30 giây. Tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ lại không có giai đoạn tiền triệu này ( như là nhịp nhanh thất, rung thất hoặc vô tâm thu gây ra ngất). Vào lúc khởi đầu của cơn ngất bệnh nhân thường ở tư thế đứng, cho nên giai đoạn tiền triệu này có thể giúp bệnh nhân có thời gian để nằm xuống tránh được các chấn thương do té ngã.
Tình trạng mất ý thức dài hay ngắn, còn nhận biết môi trường xung quanh hay hôn mê sâu thì tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân, có khi kéo dài vài giây đến vài phút hoặc có thể lâu đến 30 phút. Thường thì ý thức của bệnh nhân sẽ phục hồi ngay nhưng ở 1 số bệnh nhân vẫn còn cảm thấy yếu ớt, và đứng dậy quá sớm có thể gây ra một cơn ngất khác.
Vây nguyên nhân ngất là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ngất: nguyên nhân thường gặp nhất là ngất có nguồn gốc phó giao cảm( 20 -40%) và khoảng 30% là không tìm thấy nguyên nhân.
  • Ngất do phó giao cảm.
  • Ngất do tư thế đứng
  • Ngất do tim.
  • Ngất do xoang cảnh.
  • Ngất do tăng áp động mạch phổi nguyên phát.
  • Ngất do thần kinh thiệt hầu và thần kinh X.
  • Ngất do mạch máu não.
  • Ngất do tiểu tiện.
  • Ngất do tăng áp lực trong lồng ngực.
Ngoài ra chúng ta cũng có những bệnh cảnh lâm sàng tương tự như ngất như : động kinh, chóng mặt, tăng thông khí, cơn thoáng thiếu máu não,cơn hạ đường huyết hoặc Hysteria.
Nói tóm lại: ngất có thể do nhiều nguyên nhân gây ra hoặc không có nguyên nhân và có thể nhầm lẫn triệu chứng với những bệnh khác. Vì thế khi phụ huynh thấy trẻ có cơn ngất như nêu trên , hãy cho trẻ đến những cơ sở Chuyên Khoa Khi để được khám và kiểm tra nhằm tìm nguyên nhân của bệnh . Bởi vì những bệnh nhân bị ngất không rõ nguyên nhân có tỉ suất tử vong sau 1 năm là 6% và tần suất đột tử là 4%, còn  những bệnh nhân bị ngất do nguyên nhân tim thì có tỉ suất tử vong sau 1 năm là từ 18 -33% và tần suất đột tử là 24%.Cho nên đây là một tình huống cần phải cảnh giác, chớ có bỏ qua vì nó sẽ có thể gây ra những hậu quả nặng nề về sau.

Tứ chứng Fallot là bệnh tim bẩm sinh(TBS) có tím thường gặp nhất, chiếm 75% các trường hợp TBS tím ở trẻ trên 1 tuổi, gồm 4 tật trong tim( tứ chứng) là : thông liên thất, hẹp động mạch phổi, động mạch chủ cưỡi ngựa trên vách liên thất, dày thất phải. Các tật này làm giảm máu lên phổi và đưa máu thiếu oxy đi nuôi cơ thể nên trẻ có tình trang thiếu oxy lâu ngày, dễ bị mệt và bị tím da niêm. Một số trẻ bệnh nhẹ có thể không thấy triệu chứng tím.





Các biểu hiện của bệnh :

-          Tím da, niêm, môi, đầu ngón tay, ngón chân, đồng đều phần trên và dưới cơ thể.
-          Ở trẻ lớn, khi mệt, trẻ thường ngồi xổm để khỏe hơn.
-          Trẻ bị bệnh lâu ngày, các đầu ngón tay, ngón chân to bè ra như “dùi trống”.
-          Khi trẻ gắng sức hoặc gặp nhiều các yếu tố kích thích như : viêm phổi, tiêu chảy, ói mửa, mất nước….sẽ trở nên mệt, khó thở, tím nhiều hơn.
-          Nặng nề hơn là trẻ lên cơn tím thiếu oxy, biểu hiện bằng trẻ thở mạnh, thở nhanh, bứt rứt, kích động, có thể dẫn đến hôn mê. Cơn tím cần được nhanh chóng chẩn đoán và cấp cứu. Ba triệu chứng gợi ý chính là : thở mạnh, tím nhiều hơn và đường thở bình thường ( loại trừ trường hợp dị vật đường thở)
-          Ngoài ra, trẻ bị tứ chứng Fallot còn có thể gặp các biến chứng như : viêm tắc mạch máu não, áp xe não, thiếu máu kéo dài,, chậm phát triển thể chất, dễ xuất huyết răng lợi, da, tiêu hóa, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng…..

Chăm sóc trẻ bị tứ chứng Fallot :

Nếu phát hiện trẻ tím da niêm, hoặc có những dấu hiệu nghi ngờ bị TBS như : hay viêm đường hô hấp, kém ăn , chậm lớn…cần đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa tim mạch để kiểm tra, xác định chẩn đoán bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

Cha mẹ có con bị tứ chứng Fallot cần lưu ý :

-          Đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu trẻ khó thở, mệt, yếu, bứt rứt, tím da niêm tăng….
-          Nếu trẻ lên cơn tím, lập tức vỗ về, trấn an trẻ, nới rộng quần áo và đặt trẻ nằm theo “tư thế gối ngực” : nằm quay sang một bên với hai đầu gối co lên ngực. Tư thế này giúp tăng lượng máu lên phổi, trẻ sẻ bớt tím và đỡ mệt. Sau đó, lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
-          Cần cho trẻ uống nhiều nước, ăn đủ dinh dưỡng, ăn những thức ăn giàu chất sắt ( thịt động vật có màu đỏ như heo, bò, rau cải, ngũ cốc, hạt mè, hạt hướng dương, các loại đậu…)
-           Với trẻ nhỏ cần đút trẻ ăn chậm và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, cần giữ vệ sinh và giữ ấm cho trẻ, tránh để trẻ quấy khóc, tránh để trẻ bị cảm sốt hay tiêu chảy…
-          Với trẻ lớn, trẻ cần uống kháng sinh khi làm thủ thuật hoăc điều trị răng để phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, cần giữ vệ sinh răng miệng tốt để tránh bị nhiễm trùng.
-          Tránh cho trẻ vận động mạnh hay đùa giỡn quá nhiều. Tránh để trẻ gắng sức và làm những công việc nặng nhọc .
-          Tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ tim mạch để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị tứ chứng Fallot :

-          Điều trị nội khoa : chỉ là tạm thời trong lúc chờ lựa chọn thời điểm thích hợp để phẫu thuật.
-          Điều trị ngoại khoa : Gồm phẫu thuật tạm thời và phẫu thuật triệt để

o        Thời điểm và phương pháp phẫu thuật sẽ được bác sĩ phẫu thuật quyết định qua việc đánh giá sức khỏe, cân nặng của trẻ, mức độ nặng của bệnh, mức độ nặng các triệu chứng.
o        Hiện nay, phẫu thuật tạm thời được sử dụng là phẫu thuật Blalock cải tiến, dùng ống ghép nhân tạo nối động mạch dưới đòn ( trái hoặc phải) với động mạch phổi cùng bên để giải quyết tạm thời tình trạng thiếu oxy nặng. Sau đó, trẻ được theo dõi để chọn thời điểm phù hợp phẫu thuật sửa chữa triệt để.
o        Phẫu thuật triệt để : các tật của tứ chứng Fallot đều được sửa chữa, đạt kết quả tốt với tỉ lệ tử vong dưới 5%. Phẫu thuật được thực hiện tốt nhất từ 2- 3 tuổi. Nếu không được phẫu thuật, chỉ 10% trẻ sống đến 20 tuổi, dưới 3% trẻ sống đến 40 tuổi.
      

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Cao huyết áp ở trẻ em ít được chú ý do quan niệm rằng trẻ em không thể mắc bệnh cao huyết áp. Vì thế khi trẻ em  có những triệu chứng như: nhức đầu, ói, ù tai, hay chảy máu mũi, co giật thì thầy thuốc thường hay nghĩ đến một bệnh khác.



Nguyên nhân:
-          Béo phì và thừa cân  làm tăng khả năng cao huyết áp gấp 3 lần, tình trạng béo phì và thừa cân ngày càng gia tăng và kéo theo đó là nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch và tiểu đường.

-          Mắc các bệnh về thận.
-          Bệnh hẹp động mạch thận.                               
-          Bệnh về ĐMC như: Takayashu( hẹp nhiều đoạn của ĐMC).

-          Xem tivi hay chơi game vi tính quá lâu sẽ có nguy cơ cao huyết áp.

Phòng bệnh:

-          Chú ý lượng muối ăn trong chế độ ăn hàng ngày cho trẻ em từ 4- 8 tuổi là 1,2 g/ngày, trẻ lớn hơn là 1,5 g/ngày. Tránh ăn các loại thực phẩm làm sẳn không ghi rõ lượng muối (sodium, potassium) trên nhãn
-          Tăng hoạt động thể lực, tập đi bộ đều đặn 30- 60 phút/ ngày sẽ làm giảm nguy cơ cao huyết áp và bệnh lý tim mạch
-          Khuyến khích trẻ bớt ăn ngọt, ăn mặn, tinh bột, chất béo, tăng ăn rau và thực phẩm có nhiều chất xơ.
-          Giới hạn thời gian xem tivi hoặc chơi game của trẻ dưới 2 giờ/ ngày.
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -