Hiển thị các bài đăng có nhãn viêm gan C. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn viêm gan C. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Được biết đến như một tên “sát nhân thầm lặng”, viêm gan C đã âm thầm hủy hoại tế bào gan, tiến triển sang xơ gan, ung thư gan và mỗi năm đã gây ra cái chết cho hàng trăm triệu người trên thế giới. Một tỷ lệ không nhỏ người mắc phải virus viêm gan C không được phát hiện vì bệnh viêm gan C mạn tính diễn biến thầm lặng, bệnh nhân gần như không có triệu chứng trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh, đến khi phát hiện mình bị viêm gan C thì thường đã quá muộn.

Viêm gan C nguy hiểm như thế nào?
Sở dĩ viêm gan C được biết đến như một tên “sát nhân thầm lặng” vì nhiều người bị nhiễm không cảm thấy mình bị bệnh và cũng không biết mình đã bị nhiễm virus. Một số người chỉ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, vàng mắt, vàng da, nước tiểu sậm màu… và một số triệu chứng như: đau cơ, đau khớp, viêm khớp, đổ mồ hôi đêm, ngứa da, mắt khô, loét miệng, hạch lớn… vì thế người bệnh thường không để ý. Chỉ đến khi đi các triệu chứng rõ rệt bệnh nhân mới đi khám thì lúc đó bệnh đã nặng, đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, thậm chí nặng hơn là xơ gan và ung thư gan.

Tổn thương gan do virus viêm gan C
Những người bị viêm gan virus C có tốc độ suy giảm chức năng gan rất khác nhau, ngay cả bác sĩ cũng khó có thể chẩn đoán chính xác. Hiện nay, các chuyên gia ghi nhận một số yếu tố có thể làm bệnh tiến triển nhanh hơn như: nhiễm virus ở người lớn tuổi, bệnh nhân uống rượu, nhiễm đồng thời với virus viêm gan B, nhiễm đồng thời với virus HIV, nhiễm bệnh ở những người tiểu đường, béo phì, gan thoái hóa mỡ, hút thuốc…
Hậu quả chính của viêm gan mạn tính do virus viêm gan C là tiến triển tới xơ gan và những biến chứng: xuất huyết tiêu hóa, suy gan và ung thư gan nguyên phát. Nhiều trường hợp bệnh chỉ được phát hiện ở giai đoạn cuối là xơ gan. Khi đã bị xơ, gan khó hồi phục lại, cho dù tình trạng viêm có thuyên giảm. Vì vậy, nên xét nghiệm virus viêm gan C khi đi khám sức khỏe. Vì những hậu quả nặng nề của bệnh ở giai đoạn trễ, nên cố gắng chẩn đoán và điều trị trước khi bị xơ gan là điều quan trọng nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan.
Phòng bệnh viêm gan C như thế nào?
Theo các bác sĩ của Phòng khám chuyên Gan 12 Kim Mã, viêm gan C là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đe dọa sức khỏe con người, cho đến nay vẫn chưa có vacxin phòng ngừa, vì thế chúng ta phải hiểu rõ sự nguy hiểm của nó để có những biện pháp phòng tránh tốt nhất.
Trường hợp xét nghiệm xác định mình đã bị nhiễm virus viêm gan C, bệnh nhân không nên quá bi quan mà hãy đến các cơ sở chuyên gan để kiểm tra cụ thể nhằm xác định chính xác tình trạng gan của mình thế nào để có phác đồ điều trị thích hợp.
- Bệnh nhân nên uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để giảm triệu chứng. Trong thời gian virus viêm gan C đang hoạt động, bạn cần tránh một vài loại thuốc vì nó có thể gây độc cho gan. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng chúng một cách an toàn.
- Làm theo lời khuyên của bác sĩ về thời gian nghỉ ngơi cần thiết, tránh hoạt động thể lực quá sức.
- Ăn uống hợp lý, tăng cường thức ăn giàu chất đạm và năng lượng.
- Không uống rượu, bia và các chất có cồn.
Hiện nay, cùng với tiến bộ của y học, việc tầm soát và điều trị bệnh viêm gan C cũng có nhiều bước phát triển. Viêm gan C đã có thể kiểm soát được nếu như người bệnh phát hiện kịp thời và có phác đồ điều trị đúng. Hiện nay, phương pháp Ozone và phương pháp tế bào gốc là hai phương pháp tiên tiến nhất trong điều trị bệnh gan và tại Phòng khám chuyên Gan 12 Kim Mã, hai phương pháp này được các chuyên gia trong ngành đánh giá rất cao, là một trong số những phương pháp điều trị viêm gan siêu vi hiệu quả nhất tại Việt Nam hiện nay.
Phòng khám chuyên Gan 12 Kim Mã là phòng khám hàng đầu trong điều trị bệnh gan đã được Sở Y tế Hà Nội cấp phép hoạt động. Được trang bị máy móc và các thiết bị y tế hàng đầu thế giới, cùng với đội ngũ bác sĩ và chuyên gia hàng đầu trong điều trị bệnh gan, đặc biệt là viêm gan B và C, phòng khám chuyên Gan 12 Kim Mã luôn là địa chỉ tin cậy của bệnh nhân.
Nếu bạn hay người thân bị nhiễm virus viêm gan C cần theo dõi và điều trị hãy gọi đến đường dây nóng 04.3718.1999 của phòng khám đa khoa 12 Kim Mã để được bác sĩ chia sẻ thông tin và tư vấn trực tiếp.

Viêm gan siêu vi C là căn bệnh nguy hiểm do virus HCV gây nên. Mặc dù các tiến bộ y học hiện nay đã có sự phát triển vượt bậc nhưng việc chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan siêu vi C vẫn còn rất khó khăn và tốn kém. Tuy nhiên theo các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã, đối với căn bệnh viêm gan siêu vi C, càng phát hiện bệnh sớm bao nhiêu thì cơ hội chữa trị khỏi bệnh càng lớn bấy nhiêu.

Các phương pháp chẩn đoán viêm gan siêu vi C
1. Các thử nghiệm kháng thể HCV
- ELISA II là một cuộc thử nghiệm máu đơn giản để phát hiện kháng thể HCV.
- RIBA là cuộc thử nghiệm kháng thể thứ nhì, có thể được dùng sau cuộc thử nghiệm Elisa, để xác nhận sự hiện diện của kháng thể HCV.
2. Thử nghiệm số lượng siêu vi
Đây là phương pháp đo số lượng HCV lưu truyền trong máu. Có 3 loại thử nghiệm số lượng siêu vi là: HCV RNA PCR assay, RNA branched-chain DNA (bDNA), hoặc TMA assay (Transcription Mediated Amplification). Các thử nghiệm về số lượng siêu vi được dùng để xác định chính xác lượng virus có trong cơ thể người bệnh, từ đó chọn cách điều trị thích hợp.

Chẩn đoán viêm gan siêu vi C
3. Thử nghiệm phân định loại HCV (Genotype)
Xét nghiệm phân định loại HCV được dùng để xác định bạn bị nhiễm loại HCV nào. Ðiều này rất hữu ích cho việc quyết định cách chữa trị như việc sử dụng loại thuốc nào, dùng trong bao lâu là phù hợp…
4. Thử nghiệm chức năng và sinh hóa của gan
Đây là xét nghiệm để đo lường sức hoạt động của gan. Bảng thử nghiệm gan gồm các số đo lường chức năng của gan. Số đo lường phổ thông nhất là ALT và AST mà trước đây gọi là SGPT và SGOT. ALT và AST là những chất men (enzymes) được tiết vào trong máu khi gan bị hư và thường tăng cao ở người bị nhiễm HCV. Nhiều người có HCV có chỉ số cao của hai loại men gan này, thường là dấu hiệu đầu tiên là họ đã bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, bác sĩ của bạn có thể đo thời gian đông máu bằng phương pháp đo thời lượng “prothrombin” và mức độ mật vàng (bilirubin). Bilirubin là một sắc tố thường thấy trong máu của người có viêm gan; chất bilirubin cao sẽ gây ra chứng vàng da. Việc dùng thuốc men và rượu cũng có thể làm sai lệch kết quả thử nghiệm máu. Trước khi đi đến kết luận, hãy tham khảo với bác sĩ của bạn.
5. Sinh thiết gan
Sinh thiết (hay thử mẫu tế bào) gan được dùng để đo lường mức độ viêm, số lượng sẹo, và tình trạng sức khỏe của gan. Việc này cũng có thể dùng để xác định cách chữa trị ở bệnh nhân viêm gan C.
Hiện nay việc chẩn đoán và điều trị viêm gan C còn nhiều khó khăn nên người bệnh nên đến các bệnh viện lớn, hoặc các phòng khám chuyên khoa gan có uy tín với công nghệ hiện đại để tiến hành kiểm tra và làm các xét nghiệm chuyên sâu. Khi đã có kết quả xét nghiệm chính xác, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ liệu pháp điều trị của bác sĩ để bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm nhất, tránh việc tự ý dùng thuốc mà có thể làm bệnh tình thêm nặng và có biến chứng xấu xảy ra. Đó là những lời khuyên của các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013


Viêm gan C là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus viêm gan C ( HCV) có ảnh hưởng đến tình trạng gan. Hiện tại viêm gan C là một trong những bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhiều nhất. Trong giai đoạn đầu, phần lớn những người mắc bệnh không có biểu hiện triệu chứng đặc biệt nào.Nên có thể bạn không hề biết mình bị nhiễm viêm gan C. Căn bệnh này kéo dài có thể gây xơ gan và ung thư gan, đe dọa tính mạng của nhiều người.


Theo ước tính trên thế giới có khoảng 300 triệu người bị mắc viêm gan C và nhiều trường hợp trong số này có thể không được chuẩn đoán trong thời gian dài. Do đó bạn cần nên biết các đường lây truyền của viêm gan C để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân. Siêu vi viêm gan C lưu hành trong đường máu, điều đó có nghĩa là bạn có nguy cơ mắc viêm gan C nếu nằm trong các trường hợp sau:
- Người nhận máu và các chế phẩm của máu nhiễm siêu vi C: trước năm 1992, dù các biện pháp người cho máu đã được áp dụng, siêu vi viêm gan C vẫn có thể lọt lưới và truyền sang người nhận. Từ năm 1992 đến nay, cách thử máu đáng tin cậy để xác định kháng thể HCV đã được sử dụng từ đó tỷ lệ lây nhiễm HCV do truyền máu còn rất thấp dưới 0,01%.
- Dùng chung kim tiêm nhiễm siêu vi C: Sử dụng chung kim tiêm ở nhưng người nghiện ma túy làm gia tăng đáng kể lây nhiễm bệnh viêm gan C.
Dùng chung bơm kim tiêm dẫn đến lây nhiễm viêm gan C
- Nhân viên tế: bất kỳ nhân viên y tế nào ( bác sĩ, nha sĩ, y tá,…) cũng có thể bị nhiễm siêu vi viêm gan C do tiếp xúc với bệnh phẩm chứa siêu vi trong quá trình làm việc.
- Đường tình dục: có nguy cơ lây nhiễm siêu vi viêm gan C qua đường tình dục nhưng hiếm hơn bệnh viêm gan B. Những người thuộc các nhóm có “nguy cơ mắc bệnh cao” như đàn ông đồng tính, người có nhiều bạn tình, mại dâm, người mang bệnh lây qua đường tình dục,… thường dễ bị nhiễm HCV qua đường tình dục hơn.
- Mẹ truyền sang con: người ta ghi nhận có sự lây truyền từ mẹ sang con, nhưng tỷ lệ thấp khoảng 5%. HCV có trong sữa mẹ nhưng sự lây truyền qua sữa là không có.
- Nguyên nhân khác: xăm mình, xỏ lỗ tai với vật dụng không tẩy trùng tốt, dao cạo, bàn chải đánh răng có thể lây nhiễm siêu vi C.
- Không rõ đường lây nhiễm: chiếm 30 – 40% trường hợp.
Lưu ý: viêm gan C không lây truyền qua những tiếp xúc thông thường hằng ngày như ăn chung bàn, uống chung ly nước, ôm, hắt hơi, hoặc ho.
Các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 kim mã khuyên rằng: việc phòng ngừa viêm gan c là rất quan trọng. Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm để phòng biến chứng xơ gan, ung thư gan. Nếu cần tư vấn thêm về nhưng vấn đề liên quan đến bệnh gan xin vui lòng liên hệ đến số điện thoại 043.718.1999 để được các bác sĩ hàng đầu về gan mật của Phòng Khám Chuyên Gan 12 Kim Mã tư vấn miễn phí.

Viêm gan C là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus viêm gan C (HCV), có ảnh hưởng đến tình trạng gan mà không có triệu chứng đặc biệt nào. Căn bệnh này có thể gây xơ gan và dẫn đến ung thư gan, đe dọa tính mạng của nhiều người. Hiện nay vẫn chưa có vacxin chủng ngừa viêm gan C. Vì thế mà rất phụ nữ đã bị nhiễm virus viêm gan C vô cùng lo lắng, không biết có nên sinh con không? Và liệu đứa trẻ sinh ra có bị nhiễm virus viêm gan C giống như mẹ không?


Theo các bác sĩ của Phòng khám chuyên Gan 12 Kim Mã: Mặc dù viêm gan C là căn bệnh nguy hiểm, hiện nay vẫn chưa có vacxin phòng bệnh nhưng tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con chiếm tỷ lệ không cao. Ngoài ra việc lây truyền còn phụ thuộc vào số lượng virus trong cơ thể người mẹ nhiều hay ít. Vì thế, nếu người mẹ điều trị tốt bệnh viêm gan C thì hoàn toàn có thể sinh con và tỷ lệ con bị nhiễm virus viêm gan C từ mẹ cũng rất thấp.
Sự lây truyền của virus viêm gan C từ mẹ sang con
Đối với bệnh viêm gan C, nguy cơ truyền bệnh từ mẹ sang con tăng theo mức độ nhiễm virus trong máu. Tỷ lệ chung là khoảng 5%, thấp hơn nhiều so với virus B (25% khi mẹ có xét nghiệm HBsAg dương tính và trên 90% khi mẹ có xét nghiệm HBeAg dương tính). Khả năng truyền bệnh khi thai ở trong tử cung là rất hiếm. Đa số trường hợp lây ở giai đoạn chu sinh. Phần lớn những đứa trẻ nhiễm HCV chu sinh thường không có triệu chứng và bình thường trong lúc còn nhỏ. Khi trẻ lớn hơn cần xét nghiệm thêm để tìm hiểu ảnh hưởng của nhiễm HCV.
Ở những người mẹ bị nhiễm virus viêm gan C mà đồng nhiễm HIV thì nguy cơ đứa con sinh ra cũng bị nhiễm HCV cao hơn nhiều, có thể lên đến 19%.
Mẹ bị viêm gan C có thể cho con bú?
Mẹ bị viêm gan C hoàn toàn có thể nuôi con bằng sữa mẹ

Theo các bác sĩ của Phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã thì chưa có chứng cứ HCV lây qua đường sữa mẹ vì thế những người mẹ nhiễm virus viêm gan C hoàn toàn có thể nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng: người mẹ nhiễm HCV không nên cho con bú khi thấy đầu vú bị nứt hoặc chảy máu, tốt nhất nên vắt sữa rồi cho con ăn để phòng tránh tối đa nguy cơ lây nhiễm sang cho đứa trẻ.
Phải làm gì để phòng tránh tối đa sự lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con?
Trước khi quyết định có thai, phụ nữ mang virus viêm gan C cần phải điều trị một thời gian bằng thuốc kháng virus để làm giảm nồng độ của virus trong máu, từ đó làm giảm nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con.
Trong quá trình mang thai, người mẹ không nên dùng thuốc điều trị viêm gan C vì thuốc có ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ, thai nhi và trong khi sinh nở. Do vậy khi mang thai, tốt nhất là không dùng thuốc khi không cần thuốc (kể cả những thuốc bổ gan). Đồng thời người mẹ cần bồi dưỡng, ăn uống đầy đủ, giảm lao động… để nâng cao sức đề kháng.
Ngoài ra khi đứa trẻ sinh ra cần được tiêm vacxin viêm gan B trong vòng 24h đầu để hạn chế nguy cơ nhiễm virus viêm gan B sau này.
Đó cũng chính là khuyến cáo của các bác sĩ Phòng khám chuyên Gan 12 Kim Mã.
Phòng khám chuyên Gan 12 Kim Mã là phòng khám hàng đầu trong điều trị bệnh gan đã được Sở Y tế Hà Nội cấp phép hoạt động. Được trang bị máy móc và các thiết bị y tế hàng đầu thế giới, cùng với đội ngũ bác sĩ và chuyên gia hàng đầu trong điều trị bệnh gan, đặc biệt là viêm gan B và C. Phòng khám chuyên Gan 12 Kim Mã luôn là địa chỉ tin cậy của bệnh nhân.
Mọi thắc mắc về bệnh gan vui lòng liên hệ đến số điện thoại 04.3718.1999 để được các bác sĩ của Phòng khám chuyên Gan 12 Kim Mã giải đáp trực tiếp.

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Viêm gan C là một trong những bệnh có khả năng lây lan mạnh và tiến triển thành xơ gan, ung thư gan rồi dẫn đến tử vong hàng đầu so với các loại virus viêm gan khác. Một tỷ lệ không nhỏ người mắc phải virus viêm gan C không được phát hiện vì bệnh viêm gan C mạn tính diễn biến thầm lặng, bệnh nhân gần như không có triệu chứng trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh. Vì thế việc hiểu và kiểm soát được nó là một yếu tố rất quan trọng.


Sự nguy hiểm của bệnh viêm gan C
Viêm gan C là bệnh do virus HCV xâm nhập vào cơ thể và làm tổn hại đến gan. Hiện nay đã có thuốc chủng ngừa cho viêm gan virus A, B, nhưng chưa có thuốc chủng ngừa viêm gan C.
Đa số những người bị nhiễm siêu vi C không hề hay biết mình bị bệnh vì phần lớn không có triệu chứng gì. Nếu có, triệu chứng cũng gần tương tự như một số bệnh khác như mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, sụt cân hay đôi khi có đau tức vùng dưới sườn bên phải; rất ít trường hợp bệnh nhân có triệu chứng vàng da, vàng mắt. Vì thế đến khi biết được bệnh của mình thì bệnh thường đã rất nặng, có thể đã biến chứng sang xơ gan hay ung thư gan.
Con đường lây truyền viêm gan C
Lây truyền qua đường máu

Viêm gan C có thể lây truyền qua đường máu
Người bị lây nhiễm viêm gan C qua đường máu có thể xảy ra trong những trường hợp như truyền máu, các chế phẩm qua máu, chạy thận nhân tạo dài ngày, phẫu thuật, tiêm chích ma tuý… Ngoài ra trong một số trường hợp mà đôi khi ta không để ý cũng dễ dàng lây truyền viêm gan virus C như xăm mắt, xăm môi, xăm người, cạo râu, bàn chải đánh răng.
Lây truyền qua đường tình dục
Viêm gan C có thể lây qua hoạt động tình dục đồng giới hoặc khác giới.
Lây truyền từ mẹ sang con
Người ta ghi nhận có sự lây truyền từ mẹ sang con, nhưng tỷ lệ thấp.
Người bị nhiễm viêm gan C phải làm gì?
Theo các bác sĩ của Phòng khám đa khoa 12 Kim Mã, trường hợp xét nghiệm xác định mình đã bị nhiễm virus viêm gan C, bệnh nhân không nên quá bi quan mà hãy đến các cơ sở chuyên gan để kiểm tra cụ thể nhằm xác định chính xác tình trạng gan của mình thế nào để có phác đồ điều trị thích hợp.
- Bệnh nhân nên uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để giảm triệu chứng. Trong thời gian virus viêm gan C đang hoạt động, bạn cần tránh một vài loại thuốc vì nó có thể gây độc cho gan. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng chúng một cách an toàn.
- Làm theo lời khuyên của bác sĩ về thời gian nghỉ ngơi cần thiết, tránh hoạt động thể lực quá sức.
- Ăn uống hợp lý, tăng cường thức ăn giàu chất đạm và năng lượng.
- Không uống rượu, bia và các chất có cồn.
Viêm gan C là một căn bệnh nguy hiểm, cho đến nay vẫn chưa có vacxin phòng ngừa, vì thế chúng ta phải chú ý đến các con đường lây truyền của nó để có những biện pháp phòng tránh tốt nhất. Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý chúng ta cũng cần phải luyện tập thể dục thường xuyên, giữ gìn lối sống lành mạnh. Khi đã biết mình bị nhiễm viêm gan C rồi thì bệnh nhân cần phải đến bệnh viện hoặc các cơ sở chuyên gan có uy tín ngay để làm các xét nghiệm chuyên sâu và từ đó có các phương pháp điều trị kịp thời. Đó là lời khuyên của các bác sĩ của Phòng khám đa khoa 12 Kim Mã.
Phòng khám chuyên Gan 12 Kim Mã là phòng khám hàng đầu trong điều trị bệnh gan đã được Sở Y tế Hà Nội cấp phép hoạt động. Được trang bị máy móc và các thiết bị y tế hàng đầu thế giới, cùng với đội ngũ bác sĩ và chuyên gia hàng đầu trong điều trị bệnh gan, đặc biệt là viêm gan B và C, phòng khám chuyên Gan 12 Kim Mã luôn là địa chỉ tin cậy của bệnh nhân.
Mọi thông tin thắc mắc về bệnh gan vui lòng liên hệ đến số 04.3718.1999 – 0124.718.1999 để được các bác sĩ của phòng khám đa khoa 12 Kim Mã tư vấn trực tiếp.

Phần lớn phụ nữ có bệnh gan vẫn có thể mang thai, thai kỳ bình thường và sinh ra đứa con mạnh khỏe mạnh. Trong trường hợp người mẹ nhiễm virus viêm gan C tỷ lệ người mẹ truyền viêm gan C cho thai nhi có thể lên tới 36% nhưng nguy cơ lây truyền trung bình chỉ là khoảng 3 – 7%.


Người phụ nữ viêm gan C mãn tính thường có thai kỳ yên ổn, ít khi có sự cố vì bệnh gan thường ổn định không diễn tiến tới xơ gan mất bù. Lây nhiễm siêu vi C từ mẹ sang con rất hiếm. Tuy nhiên người mẹ đồng nhiễm HIV và HCV thì tỉ lệ lây nhiễm sẽ cao hơn từ 6 – 36%. Nếu mẹ nhiễm HIV và có điều trị trước khi mang thai thì sự lây HCV sẽ giảm hơn. Người mẹ bị viêm gan C mạn tính với nồng độ HCV trong máu vào khoảng <106/ml thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con thay đổi từ 0 đến 18 %. Nếu mẹ có nồng độ HCV > 2 triêu/ml vào 3 tháng cuối của thai kỳ hay lúc sinh thì khả năng lây cho con rất cao.
Những thủ thuật như chọc ối, thăm dò máu thai nhi nên tránh vì làm lây nhiễm HCV. Sinh khó, chẳng hạn như vỡ ối kéo dài cũng làm tăng nguy cơ lây HCV. Cho nên để giảm nguy cơ lây nhiễm người mẹ mắc viêm gan C tốt nhất là sinh mổ thay vì sinh thường.

Người mẹ viêm gan C mãn tính vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ
Sau khi chào đời, bé sẽ được làm xét nghiệm viêm gan C. Nếu bé bị nhiễm viêm gan C, quá trình điều trị sẽ bắt đầu để đảm bảo bé sẽ có cuộc sống khỏe mạnh về sau. Mặc dù HCV có trong sữa mẹ, nhưng nuôi con bằng sữa mẹ thì an toàn không sợ lây HCV sang con trừ khi núm vú có trầy sướt, chảy máu thì trường hợp này có thể cho trẻ bú bình.
Các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã khuyên rằng: Nếu bạn mắc viêm gan C khi có thai, hãy thông báo với bác sĩ sản khoa hoặc các bác sĩ chuyên gan để được tư vấn. Còn việc điều trị cho phụ nữ mang thai viêm gan C nên trì hoãn cho đến sau khi sinh, vì đa phần các thuốc điều trị có thể gây quái thai.
Mọi thắc mắc về bệnh gan, đặc biệt là bệnh viêm gan C xin vui lòng gọi đến số điện thoại 043.718.1999 của Phòng Khám 12 Kim Mã để được nghe các bác sĩ tư vấn chi tiết.

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

là một loại virus gây viêm gan. Virus viêm gan C có thể tồn tại ngắn hạn được gọi là cấp tính, hoặc xuất hiện trong cơ thể một thời gian dài gọi là viêm gan C mãn tính. Việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh là quan trọng và được coi như một biện pháp phòng ngừa và bảo vệ gan, chống lại mọi sự tổn thương.


Tầm quan trọng của dinh dưỡng và chế độ ăn uống
Tất cả các thực phẩm và đồ uống đi qua gan của bạn. Gan như một chiếc máy lọc, giúp lọc và chuyển hóa các chất để cơ thể có thể có thể hấp thu được. Một chế độ ăn uống xấu có thể dẫn tới mỡ trong gan do sự mất cân bằng các chất dinh dưỡng. Theo thời gian, những người có gan nhiễm mỡ và viêm gan C sẽ có nhiều khả năng phát triển bệnh xơ gan. Tuy nhiên một chế độ ăn uống tốt có thể cải thiện chức năng gan và giảm nguy cơ xơ gan.
Lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân viêm gan C
Ăn một bữa ăn cân bằng được khuyến khích cho những người có bệnh viêm gan C. Ông Jocelyn Rodriguez, chuyên gia dinh dưỡng chuyên về bệnh viêm gan C, đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân Viêm gan C nên nhận được một nửa lượng calo hàng ngày của bạn từ carbonhydrate, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả, và có protein ở mỗi bữa ăn, được tìm thấy trong thịt, cá, đậu, hạt, trứng và các sản phẩm từ sữa. Đối với các thức ăn béo và đường nên được giữ ở mức tối thiểu. Ngoài ra những người bị viêm gan C thường có hàm lượng sắt trong cơ thể cao hơn bình thường vì thế không nên ăn nhiều các loại thịt đỏ. Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân viêm gan C nên uống nhiều nước, mỗi ngày nên uống từ 6 đến 8 ly nước.
Bổ sung một số vitamin và khoáng chất
axitnucleic1_tapchiamthuc_vn
Việc bổ sung vitamin và khoáng chất qua thực phẩm là tốt nhất, tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng có cảm giác ngon miệng để có một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Có thể bổ sung một số vitamin tổng hợp như A, D, E, K tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Tập thể dục và chế độ ăn uống
Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh là rất khuyến khích cho những người bị viêm gan C. Tập thể dục không chỉ giúp giảm cân mà còn tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch. Nếu bạn rất ít vận động thì nên tập từ từ, từ các động tác nhẹ nhàng cho tới những bài tập tiêu hao nhiều năng lượng hơn.

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

 là một nhiễm trùng dai dẳng do vi rút viêm gan C (HCV). Viêm gan siêu vi C đề cập đến bệnh ban đầu của nhiễm trùng trong vòng sáu tháng bị lây nhiễm.Hầu hết mọi người (lên đến 85%) với viêm gan siêu vi C chuyển sang bệnh viêm gan C mãn tính. Viêm gan chung là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm của gan, mà cũng có thể được gây ra bởi những nguyên nhân không virus.

Viêm gan C mãn tính yếu tố nguy cơ

Viêm gan c mãn tính

Thông thường, để trở thành bị nhiễm virus viêm gan C mãn tính, máu của người bị nhiễm bệnh vào cơ thể của một người không bị nhiễm. Những cách phổ biến nhất này xảy ra bao gồm kim chia sẻ hoặc các thiết bị khác được sử dụng để tiêm chích ma túy, chấn thương kim đâm trong một môi trường chăm sóc sức khỏe, hoặc bị nhiễm là kết quả của sinh từ một người mẹ bị viêm gan C.
Cũng có thể, nhưng ít có khả năng, để trở thành bị nhiễm sử dụng chung các mặt hàng chăm sóc cá nhân như bàn chải đánh răng và dao cạo râu. Nhiễm trùng cũng có thể thông qua quan hệ tình dục với người bị bệnh. Nguy cơ tăng lên cùng với các đối tác quan hệ tình dục nhiều hơn bạn có, sự hiện diện của bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, và quan hệ tình dục thô.
Viêm gan c mãn tính lây lan như thế nào?
Viêm gan C không lây lan qua tiếp xúc thông thường, hôn, ho, hắt hơi, dùng chung đồ dùng, hoặc cho con bú.
Những người khác có nguy cơ cao bị nhiễm trùng bao gồm:
  • Những người có hình xăm hoặc xỏ lỗ cơ thể được thực hiện với các thiết bị không tiệt trùng.
  • Những người nhận được cấy ghép nội tạng hoặc truyền máu trước ngày năm 1992.
  • Những người có vấn đề về đông máu người đã sản phẩm máu trước năm 1987.
  • Người nhận được chạy thận nhân tạo hoặc những người có tiền sử chạy thận nhân tạo cho người suy thận.
  • Những người nhiễm HIV.
Kể từ tháng Bảy năm 1992, tất cả máu và cơ quan tài trợ ở Mỹ được kiểm tra vi rút viêm gan C. Theo CDC, số người nhiễm viêm gan C giảm 90% 1994-2006, một phần là kết quả của điều này.

Triệu chứng viêm gan C mãn tính

Nhiều người bị viêm gan C mãn tính không có triệu chứng cho một số năm. Do đó, nhiều người không biết mình bị vi rút cho đến khi họ có một xét nghiệm máu vì lý do khác. Ở những người bị viêm gan C  mãn tính, họ có thể bao gồm:
  • Mệt mỏi
  • Khó chịu dạ dày và cảm giác ngon miệng suy giảm
  • Khớp và đau cơ bắp
Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng liên quan đến xơ gan, chẳng hạn như:
  • Vàng da, mà là một vàng da và mắt
  • Nước tiểu là một màu vàng đậm
  • Một xu hướng tăng lên chảy máu hoặc vết bầm tím
Sự hiện diện của nhiễm viêm gan C có thể được xác định bằng xét nghiệm máu kiểm tra sự hiện diện của kháng thể với virus. Bất cứ ai trong bất kỳ của nhóm có nguy cơ là thông báo để được kiểm tra. Nếu thử nghiệm này là tích cực, một xét nghiệm máu để kiểm tra sự hiện diện của virus cũng được thực hiện. Men gan và các xét nghiệm máu khác để đánh giá chức năng gan thường sẽ được sử dụng trong bệnh giám sát. Thử nghiệm bổ sung có thể bao gồm sinh thiết gan và hình ảnh
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -