Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

TTO – Làm thế nào để phát hiện một người bị bệnh bướu cổ? Bệnh bướu cổ có thể trị được không? Nếu có thì bệnh viện nào ở TP.HCM có thể chữa trị được? Chi phí cho một lần khám và điều trị là bao nhiêu? Xin cảm ơn rất nhiều!
- Bướu cổ là sự tăng thể tích của tuyến giáp trạng. Có thể phát hiện bướu cổ to bằng mắt thường (khi bảo người bệnh nuốt, tuyến giáp sẽ chạy ngược lên nhìn rõ hơn) và bằng cách sờ nắn. Siêu âm tuyến giáp cần làm để thấy rõ thể tích của tuyến giáp, bản chất của tuyến là tản phát hay là bướu hòn, tuyến đặc hay có nang.

Nếu tuyến giáp to nhưng không kèm theo các rối loạn chức năng như cường giáp (tay run, mạch nhanh…) hay thiểu năng giáp (dạ dày lên xanh xạm, tiếng khàn, lưỡi to dày, cử động chậm chạp…) hay dấu hiệu viêm nhiễm thì đó là bướu cổ đơn thuần.

Bướu cổ đơn thuần, tản phát hay gặp nhất, quyết định điều trị phải dựa vào tuổi, tiền sử gia đình và chủ yếu căn cứ vào thể tích của bướu cổ (kích thước to hay nhỏ).

- Nếu bướu cổ nhỏ, chỉ hơi sờ thấy và ở phụ nữ trẻ: chỉ cần theo dõi, làm lại siêu âm sau một năm, nhất là tránh dùng thuốc có Iod và kháng sinh giáp trạng tổng hợp. Kiêng các thức ăn làm tuyến to lên như: bắp cải, súp lơ, củ cải, củ cải nghệ.

- Nếu bướu cổ có thể tích trung bình khi nhìn khá rõ và có thể sờ thấy. Bướu cổ có nguy cơ to lên và trở thành bướu hòn nhất là khi bệnh có tính chất gia đình. Cần kìm hãm sự phát triển của tuyến bằng tinh chất (hoóc môn) giáp trạng (Lewothyrax, Thycoxime bắt đầu bằng 50mg tăng dần đến 75 và 100mg trong 10 đến 15 ngày). Nếu có dấu hiệu quá liều, phải giảm ngay xuống liều cũ. Cần lưu ý là phải điều trị duy trì suốt đời.


Trường hợp tốt nhất, bướu nhỏ dần và biến mất. Các trường hợp khác bướu ổn định (không to thêm). Một số trường hợp dù điều trị, bướu cổ vẫn to lên (có yếu tố di truyền và địa lý).

- Bướu quá to, tiến triển nhiều năm, trở nên mất mỹ quan, nhất là trở thành bướu nhiều nhân (hòn). Phẫu thuật lúc này là cần thiết và luôn phải tiếp theo điều trị bằng tinh chất giáp trạng suốt đời.

Tốt nhất cần đi khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được theo dõi và chữa chạy chu đáo. Nhất là cần xác định rõ bướu cổ có kèm theo các triệu chứng cường giáp hay thiểu năng giáp để điều trị kịp thời.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -