Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Được biết đến như một tên “sát nhân thầm lặng”, viêm gan C đã âm thầm hủy hoại tế bào gan, tiến triển sang xơ gan, ung thư gan và mỗi năm đã gây ra cái chết cho hàng trăm triệu người trên thế giới. Một tỷ lệ không nhỏ người mắc phải virus viêm gan C không được phát hiện vì bệnh viêm gan C mạn tính diễn biến thầm lặng, bệnh nhân gần như không có triệu chứng trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh, đến khi phát hiện mình bị viêm gan C thì thường đã quá muộn.

Viêm gan C nguy hiểm như thế nào?
Sở dĩ viêm gan C được biết đến như một tên “sát nhân thầm lặng” vì nhiều người bị nhiễm không cảm thấy mình bị bệnh và cũng không biết mình đã bị nhiễm virus. Một số người chỉ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, vàng mắt, vàng da, nước tiểu sậm màu… và một số triệu chứng như: đau cơ, đau khớp, viêm khớp, đổ mồ hôi đêm, ngứa da, mắt khô, loét miệng, hạch lớn… vì thế người bệnh thường không để ý. Chỉ đến khi đi các triệu chứng rõ rệt bệnh nhân mới đi khám thì lúc đó bệnh đã nặng, đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, thậm chí nặng hơn là xơ gan và ung thư gan.

Tổn thương gan do virus viêm gan C
Những người bị viêm gan virus C có tốc độ suy giảm chức năng gan rất khác nhau, ngay cả bác sĩ cũng khó có thể chẩn đoán chính xác. Hiện nay, các chuyên gia ghi nhận một số yếu tố có thể làm bệnh tiến triển nhanh hơn như: nhiễm virus ở người lớn tuổi, bệnh nhân uống rượu, nhiễm đồng thời với virus viêm gan B, nhiễm đồng thời với virus HIV, nhiễm bệnh ở những người tiểu đường, béo phì, gan thoái hóa mỡ, hút thuốc…
Hậu quả chính của viêm gan mạn tính do virus viêm gan C là tiến triển tới xơ gan và những biến chứng: xuất huyết tiêu hóa, suy gan và ung thư gan nguyên phát. Nhiều trường hợp bệnh chỉ được phát hiện ở giai đoạn cuối là xơ gan. Khi đã bị xơ, gan khó hồi phục lại, cho dù tình trạng viêm có thuyên giảm. Vì vậy, nên xét nghiệm virus viêm gan C khi đi khám sức khỏe. Vì những hậu quả nặng nề của bệnh ở giai đoạn trễ, nên cố gắng chẩn đoán và điều trị trước khi bị xơ gan là điều quan trọng nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan.
Phòng bệnh viêm gan C như thế nào?
Theo các bác sĩ của Phòng khám chuyên Gan 12 Kim Mã, viêm gan C là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đe dọa sức khỏe con người, cho đến nay vẫn chưa có vacxin phòng ngừa, vì thế chúng ta phải hiểu rõ sự nguy hiểm của nó để có những biện pháp phòng tránh tốt nhất.
Trường hợp xét nghiệm xác định mình đã bị nhiễm virus viêm gan C, bệnh nhân không nên quá bi quan mà hãy đến các cơ sở chuyên gan để kiểm tra cụ thể nhằm xác định chính xác tình trạng gan của mình thế nào để có phác đồ điều trị thích hợp.
- Bệnh nhân nên uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để giảm triệu chứng. Trong thời gian virus viêm gan C đang hoạt động, bạn cần tránh một vài loại thuốc vì nó có thể gây độc cho gan. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng chúng một cách an toàn.
- Làm theo lời khuyên của bác sĩ về thời gian nghỉ ngơi cần thiết, tránh hoạt động thể lực quá sức.
- Ăn uống hợp lý, tăng cường thức ăn giàu chất đạm và năng lượng.
- Không uống rượu, bia và các chất có cồn.
Hiện nay, cùng với tiến bộ của y học, việc tầm soát và điều trị bệnh viêm gan C cũng có nhiều bước phát triển. Viêm gan C đã có thể kiểm soát được nếu như người bệnh phát hiện kịp thời và có phác đồ điều trị đúng. Hiện nay, phương pháp Ozone và phương pháp tế bào gốc là hai phương pháp tiên tiến nhất trong điều trị bệnh gan và tại Phòng khám chuyên Gan 12 Kim Mã, hai phương pháp này được các chuyên gia trong ngành đánh giá rất cao, là một trong số những phương pháp điều trị viêm gan siêu vi hiệu quả nhất tại Việt Nam hiện nay.
Phòng khám chuyên Gan 12 Kim Mã là phòng khám hàng đầu trong điều trị bệnh gan đã được Sở Y tế Hà Nội cấp phép hoạt động. Được trang bị máy móc và các thiết bị y tế hàng đầu thế giới, cùng với đội ngũ bác sĩ và chuyên gia hàng đầu trong điều trị bệnh gan, đặc biệt là viêm gan B và C, phòng khám chuyên Gan 12 Kim Mã luôn là địa chỉ tin cậy của bệnh nhân.
Nếu bạn hay người thân bị nhiễm virus viêm gan C cần theo dõi và điều trị hãy gọi đến đường dây nóng 04.3718.1999 của phòng khám đa khoa 12 Kim Mã để được bác sĩ chia sẻ thông tin và tư vấn trực tiếp.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -