1. Dịch tễ
Bệnh viêm gan A được biết đến từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Danh y Hyppocrate đã mô tả bệnh này với tên gọi là “bệnh vàng da truyền nhiễm”. Đến năm 1947, bệnh được đặt tên là viêm gan A để phân biệt với viêm gan B, một bệnh viêm gan virus lây qua đường máu.
Viêm gan A là bệnh truyền nhiễm cấp
tính, lưu hành khắp trên thế giới, nhất là ở các nước nghèo. Ở Đông Nam
Á, bệnh thường gặp ở thanh thiếu niên. Một nghiên cứu tại Indonesia cho
biết, có những vùng, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan A (HAV) ở trẻ em dưới 4
tuổi lên đến 90-100%.
Tại Việt Nam, cũng một nghiên cứu cho
thấy, tỷ lệ nhiễm HAV ở trẻ em Tân Châu (An Giang) là 97%. Tại các bệnh
viện, HAV là nguyên nhân của khoảng 30-50% số trường hợp viêm gan cấp.
2. Nguyên nhân

Viêm gan A lây trực tiếp từ người bệnh
sang người lành qua thức ăn và nước uống bị nhiễm virus. Virus HAV được
đào thải qua phân ở cuối thời kỳ ủ bệnh (kéo dài hàng tuần, cho tới khi
lui bệnh). Bởi vậy, ăn uống mất vệ sinh là điều kiện thuận lợi cho viêm
gan A. Nhân viên y tế, khách du lịch, cô bảo mẫu… là những đối tượng có
nguy cơ cao. Nhiễm khuẩn thức ăn, nguồn nước là nguy cơ gây ra những vụ
dịch lớn nhỏ hiện nay.
Viêm gan A cũng có thể lây qua truyền máu, tuy nhiên khả năng lây theo phương thức này là rất hy hữu.
3. Triệu chứng
May mắn thay, trong hầu hết các trường
hợp nhiễm HAV, gan thường khỏi hoàn toàn mà không gây vấn đề nghiêm
trọng nào. Những trường hợp nhẹ không cần điều trị, và hầu hết những
người nhiễm đều bình phục hoàn toàn mà không bị tổn thương gan mạn tính.
Không như viêm gan B và C, viêm gan A không tiến triển thành viêm gan
mạn hay xơ gan. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nhiễm virus viêm gan A
có thể gây tình trạng viêm gan cấp tính.
Viêm gan cấp tính: Sau một
thời gian ủ bệnh, trung bình là 30 ngày, bệnh khởi phát đột ngột bằng
các dấu hiệu giống như cảm cúm: sốt, ho, đau mỏi cơ, nhức đầu, mệt nhọc,
chán ăn, đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu. Chính vì dấu hiệu này mà nhiều
người chủ quan, cho rằng chỉ bị cảm cúm thông thường. Nếu không được
phát hiện sớm, bệnh sẽ nặng lên, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Sau 5-7 ngày với những triệu chứng trên,
bệnh nhân hết sốt nhưng vẫn tiếp tục mệt mỏi và chán ăn. Dấu hiệu vàng
mắt, vàng da xuất hiện tăng dần và thường kéo dài 2-4 tuần. Bệnh viêm
gan A cấp tính thường tự khỏi, bệnh nhân đi tiểu nhiều và hết vàng da,
vàng mắt.
Nhưng có khoảng 2% số trường hợp diễn biến nặng, có thể dẫn đến suy gan, hôn mê gan, làm cho người bệnh tử vong.
Viêm gan tối cấp: Bệnh
diễn biến nhanh chóng trong một tuần với biểu hiện sốt cao, vàng mắt,
mệt lả, gan teo nhỏ. Hôn mê gan thường là biểu hiện cuối cùng trước khi
tử vong.
Viêm gan kéo dài: Hiện tượng này rất ít
gặp. Biểu hiện là ứ mật kéo dài, đôi khi xảy ra 2-3 tháng, nhưng ít khi
để lại hậu quả nặng nề. Không ghi nhận thể viêm mạn tính hoặc tình trạng
mang HAV suốt đời.
4. Điều trị
THUỐC UỐNG:

Trước đây nhiều loại thuốc như
methionine, choline, chất cốt từ gan (liver extract), thuốc Cortisol,
kích thích tố nữ Estrogen, Amatandine v.v. đã được thử nghiệm trong việc
chữa trị bệnh viêm gan A cấp tính. Tuy nhiên hiệu quả không cao.
Gần đây nhất, một số thuốc mới với khả
năng tàn phá các vi khuẩn loại DNA và RNA trên nhiều phương diện khác
nhau cũng được thí nghiệm.
GAMMA GLOBULIN
Ðây là chất đề kháng lấy từ huyết tương
của người khác để truyền thẳng vào máu bệnh nhân. Thuốc chỉ hiệu nghiệm
nếu được truyền vào máu trước khi bệnh nhân tiếp xúc với vi khuẩn viêm
gan A hoặc trong vòng 2 tuần lễ sau khi bị lây bệnh. Vì thế, thuốc này
được dùng để ngừa bệnh hơn là chữa bệnh. Tuy nhiên chất đề kháng này
tương đối mắc tiền và có thể mang lại nhiều phản ứng phụ trầm trọng.
DƯỢC THẢO:
Một số dược thảo được bầy bán trên thị trường với dụng ý chữa trị các bệnh viêm gan cấp tính và kinh niên.
Hầu hết các trường hợp viêm gan A cấp
tính thường diễn biến nhẹ. Phương pháp điều trị chủ yếu là nằm nghỉ,
không nên tiếp tục học tập và lao động trong thời gian mắc bệnh.
Tuy nhiên, người bệnh không nên tự điều
trị tại nhà mà cần đến bệnh viện để khám, xét nghiệm để xác định thể
bệnh. Đa số các bệnh nhân cần điều trị nội trú tại bệnh viện.
Bệnh nhân cần được chăm sóc tốt, ăn
những thức dễ tiêu hóa, không nên dùng nhiều mỡ, đường… tránh cho gan
phải làm việc mệt nhọc.
Trước đây khi chưa có văcxin đặc hiệu,
người ta sử dụng liệu pháp tiêm dự phòng bằng globulin miễn dịch-Ig,
song hiệu quả thấp và thời gian miễn dịch ngắn (khoảng 1 tuần). Cách ly
người bệnh, ăn uống vệ sinh cũng là biện pháp phòng bệnh nhưng không
thật sự đặc hiệu, không ngừa được đại dịch xảy ra.
Hiện nay, văcxin viêm gan A (là virus
sống bất hoạt, giảm độc lực) đã được sử dụng trên toàn thế giới và Việt
Nam, có tính miễn dịch và độ an toàn cao.
Trong hầu hết tất cả các trường hợp,
bệnh viêm gan A đều tự khỏi. Không có loại thuộc nào chữa được căn bệnh
này. Điều trị tại nhà chính là phương thức giúp giảm thiểu các triệu
chứng và ngăn ngừa việc lây lan virus viêm gan A.
Hoạt động nhẹ nhàng
Giảm bớt các hoạt động tiêu tốn năng
lượng. Không được nằm giường vì có thể làm chậm quá trình phục hồi của
bạn. Không tới trường hay nơi làm việc trừ khi áp lực công việc và sức
tiêu tốn năng lượng ít. Tránh tập các bài tập quá mạnh cho tới khi bạn
đã hoàn toàn hồi phục. Khi bắt đầu cảm khá hơn thì quay trở lại các hoạt
động động bình thường một cách từ từ. Nếu bạn mới hồi phục nhưng vẫn cố
gắng giữ tiến độ như bình thường thì rất có thể bạn sẽ mắc bệnh trở
lại.
Ăn uống đúng cách
Dù bạn không hề muốn ăn nhưng việc cung
cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể là rất quan trọng. Cố gắng ăn
thành nhiều bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa mỗi ngày. Với hầu hết mọi người,
cảm giác buồn nôn và biếng ăn thường xuất hiện vào cuối ngày, vì vậy cố
gắng ăn nhiều hơn vào buổi sáng và ít hơn vào các thời điểm sau đó.
Với những người mắc viêm gan A, các bác
sĩ đã từng đưa ra một chế độ ăn giàu protein, lượng calo cao. Tuy nhiên
chế độ ăn này không tỏ ra hữu hiệu bởi với những loại thức ăn như thế
bạn sẽ rất khó ăn khi cảm thấy buồn nôn. Cố gắng duy trì chế độ ăn uống
cân bằng, hợp lý khi thức ăn hấp dẫn bạn.
- Tránh mất nước
Việc giữ cho cơ thể giàu hydrat khi mang
bệnh viêm gan A là rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn bị nôn mửa. Uống
thật nhiều nước. Nếu bạn có thể, các loại nước hoa quả và nước thịt
luộc là những lựa chọn tốt bởi vị chúng cung cấp thêm calo. Rất nhiều đồ
uống thể thao vẫn phổ biến ở các cửa hàng tạp hóa (như Gatorade) có thể
giúp thay thế chất điện phân cần thiết (muối), chất mà bị mất đi khi
bạn nôn.
- Tránh cồn và chất gây nghiện
Bệnh viêm gan làm suy yếu khả năng của
gan trong việc loại bỏ tác hại của thuốc và cồn. Nếu như bạn sử dụng các
chất gây nghiện (hợp pháp hay bất hợp pháp) hay uống rượu khi mang bệnh
này thì ảnh hưởng của chúng sẽ có thể mạnh hơn và kéo dài hơn. Thêm vào
đó, cồn và một số loại thuốc có thể khiến gan bị tổn thương nặng nề.
Đảm bảo một điều là bác sĩ của bạn biết
được tất cả các loại thuốc bạn đang uống, kể cả các sản phẩm thảo mộc.
Không được uống bất gì loại thuốc mới nào hoặc dừng uống các thuốc hiện
tại đang được chỉ định mà không được phép của bác sĩ. Hỏi bác sĩ về thời
điểm an toàn để có thể uống rượu một cách điều độ
- Cố gắng kiểm soát khi bị ngứa
Những người bị viêm gan đôi khi bị ngứa
trên da. Bạn có thể sử dụng các thuốc chống chỉ định như Benadry hay
Chlor-Trimeton để hạn chế hiện tượng ngứa. Đảm bảo là bạn theo đúng
hướng dẫn sử dụng của sản phẩm và ngừng sử dụng sản phẩm nếu có bất kì
tác dụng phụ nào. Thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại
thuốc mới nào.Các triệu chứng của bệnh viêm gan A thường bắt đầu tự biến
mất trong khoảng 2 tuần. Bạn vẫn có khả năng truyền bệnh cho người khác
chừng nào bạn còn triệu chứng, bởi vì chất thải của bạn đều mang virút.
Ngăn nhiễm trùng viêm gan A sau khi phơi nhiễm (phòng tránh hậu phơi nhiễm)
Nếu bạn ở gần một người mà bạn biết là
bị viêm gan A, vắcxin viêm gan A hoặc một mũi tiêm miễn dịch Globulin
(IG) trong vòng 2 tuần phơi nhiễm có thể giúp bảo vệ bạn khỏi virút viêm
gan A.
6. Phòng bệnh cho người xung quanh
Nếu bạn bị viêm gan A, các biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn không truyền virus cho người khác:
- Nếu bạn là nam giới đồng tính hoặc
lưỡng tính luyến ái, nên tránh sinh hoạt tình dục. Vì HAV có thể lan
truyền qua đưòng miệng-hậu môn và đường tay-hậu môn, sử dụng bao cao su
không nhất thiết bảo vệ được bạn tình của bạn.
- Rửa tay cẩn thận sau khi đi vệ sinh.
Cọ rửa kỹ ít nhất 10 giây và xả sạch nước. Nếu có thể, lau khô tay bằng
khăn dùng một lần.
- Để riêng dụng cụ ăn của bạn không để người khác dùng. Rửa bát đĩa bằng máy rửa bát hoặc bằng xà phòng nóng.
- Đừng chuẩn bị thức ăn cho người khác trong khi bạn đang bị viêm gan hoạt động.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét