Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Ăn uống không ngon miệng, người mệt mỏi, buồn nôn, sốt nhẹ, tiêu chảy, mắt vàng… đó là những biểu hiện cho thấy bạn đã bị nhiễm viêm gan A.

Xuất hiện từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, Hyppocrate đã có những mô tả lâm sàng về bệnh viêm gan A và gọi đó là “bệnh vàng da truyền nhiễm”. Đến năm 1947, y học thế giới mới thông nhất là bệnh viêm gan A.


Virut viêm gan A
1. Lần theo dấu vết
Theo như lời kể của BS. Nguyễn Đức Trung (Trưởng khoa Tiên hóa, bệnh viện Quân y 354, Hà Nội) cho biết: Tại Mỹ mỗi năm có khoảng 20% người dân mắc bệnh viêm gan A, tiêu tốn mất 300 triệu đô la. Bệnh viêm gan A so với viêm gan B hoặc C khác nhau ở chỗ là nó là một nhiễm trùng cấp tính chứ không phải mãn tính. Nhưng nếu bạn để bệnh diễn biến trong thời gian kéo dài. Thì nó sẽ trở thành mãn tính với những biến chứng nguy hiểm không kém gì viêm gan B hay C. Nếu bệnh ở mức nhẹ, tự nó sẽ khỏi thì bạn sẽ được ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ. Thời kỳ ủ bệnh thường là khoảng 4 tuần với các biểu hiện khác nhau ở từng người.
Ở một số người có thể không có bất kỳ triệu chứng nào, trong khi những người khác lại có những biểu hiện tương tự như bệnh cúm. Chính vì vậy, rất nhiều bệnh nhân thường lầm viêm gan A với bệnh cảm cúm như trường hợp một bệnh nhân tên Nguyễn Văn P. 42 tuổi, quê ở Nghệ An được đưa đến bệnh viện chúng tôi trong tình trạng bệnh đã phát triển ở mức độ nặng.
Bệnh nhân này không có kiến thức về y học, lại ngại đi thăm khám, nên trong giai đoạn đầu ủ bệnh, thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, người suy nhược…anh ta cứ nghĩ mình bị suy nhược cơ thể do làm việc nhiều. Anh ta đã đi mua nhiều thuốc về tẩm bổ, nhưng người vẫn càng ngày càng mệt mỏi hơn. Đến lúc thấy mình có triệu chứng sốt nhẹ, anh lại tự ý đi mua thuốc cảm cúm về uống nhưng vẫn không thấy đỡ. Khi thấy cơ thể giảm cân, hay buồn nôn gần giống như bệnh giun sán, nên anh uống thuốc tẩy giun và bị ngộ độc thuốc giun. Đến khi nhập viện, các bác sỹ chuẩn đoán anh bị viêm gan A thì bệnh đã nặng chuyển sang mãn tính: sốt cao kéo dài hôn mê, mắt vàng, phân bạc màu, điều này gây khó khăn và tốn kém rất lớn cho quá trình điều trị.
2. Các giai đoạn của viêm gan A
- Giai đoạn mới phát:
Các triệu chứng lâm sàng tăng dần theo cấp độ nhẹ của bệnh. Trong thời gian đầu ủ bệnh từ 5-7 ngày người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, hoặc ăn không thấy ngon, nhiều khi ăn vào cảm thấy buồn nôn, lượng thức ăn được hấp thu kém đi, người bệnh thường bị giảm cân, đây là thời kỳ khó tìm ra bệnh, vì những triệu chứng của bệnh khiến nhiều người lầm tưởng với bệnh giun sán hoặc suy dinh dưỡng. Nhiều bệnh nhân trong thời gian này không có biểu hiện gì cụ thể, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 6 tuổi.
- Giai đoạn toàn phát:
Ở giai đoạn này, thường là bệnh nhân đã ủ bệnh từ 2-6 tuần. Bệnh nhân thường có triệu chứng sốt cao, vàng da, nước tiểu màu trà, tinh thần hoảng loạn, mệt mỏi. Ở gian đoạn này bệnh đã phát triển ở mức độ khá nguy hiểm, nếu không kịp thời chữa trị.
- Giai đoạn kết:
Bệnh nhân được nhập viện chữa trị kịp thời sẽ có những dấu hiệu phục hồi như: da không còn vàng, mắt nhìn rõ hơn, nước tiểu trở lại bình thường, ăn ngon miệng, cơ thể khỏe mạnh hơn.
3. Biến chứng
Thường thì bệnh nhân bị viêm gan A không đáng lo ngại, vì chỉ sau một thời gian điều trị bệnh sẽ khỏi và không quay trở lại. Tuy nhiên, đối với những người ủ bệnh quá lâu mà bệnh không kịp chữa trị thì bệnh sẽ phát triển sang mức độ mãn tính giống như viêm gan B, C sẽ gây rối loạn tiêu hóa, suy gan cấp tính, gan teo nhỏ nguy cơ tử vong là rất cao. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy quá trình viêm gan A sẽ khiến người bệnh có nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch.
Qua kinh nghiệm chữa trị, BS. Vũ Đức Trung khẳng định, đối với viêm gan A thì việc phòng bệnh luôn tốt hơn chữa. Phương pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm golobulin miễn dịch hoặc vaccine viêm gan. Globulin miễn dịch chỉ bảo vệ bạn trong một thời gian ngắn trong khi vaccine viêm gan có thể bảo vệ bạn tới 20 năm.
4. Nên làm gì khi bị viêm gan A?
- Phương pháp điều trị dễ thực hiện nhất là người bệnh nên được nghỉ ngơi, ngừng tất cả các hoạt động công việc trong một thời gian cho tới khi khỏe lại.
- Bệnh nhân viêm gan A không nên dùng nhiều mỡ, đường để cho gan không phải làm việc nhiều và tuân thủ chế độ dinh dưỡng do bác sỹ đề ra.
- Người bệnh nên đến bệnh viện khám, xét nghiệm để xác định thể bệnh và cần điều trị nội trú tại bệnh viện.
- Người đang bị viêm gan A cần ăn uống vệ sinh, không ăn rau sống, tiết canh, thực phẩm bán lề được không được che đậy và nên cách ly với người không bị bệnh.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -